Gia Lai: Trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 26-11, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công bố và trao giấy chứng nhận của UBND tỉnh Gia Lai công nhận các sản phẩm đạt OCOP 4 sao đợt I-2024.

Tại đây lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới công bố Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 19-9-2024 của UBND tỉnh Gia Lai công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt I-2024.

z6070833651439-64e20ce645bcc801bcbcf111bb52a08d.jpg
Quang cảnh buổi công bố trao giấy chứng nhận OCOP 4 sao đợt I-2024. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trong đợt này, TP. Pleiku có 3 chủ thể với 6 sản phẩm gồm: Mật ong Phương Di (Hợp tác xã mật ong Phương Di Bee, xã Ia Kênh); Thực phẩm bổ sung, nước uống thảo dược Trường Sinh và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe-TS ANCO (Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh, phường Yên Thế); Cà phê bột đặc biệt Thùy Dung TD: 05; Cà phê bột thượng hạng Thùy Dung TD: 07 và Cà phê hạt đặc biệt Thùy Dung (Công ty TNHH một thành viên Thùy Dung Gia Lai, phường Hội Phú). Thị xã An Khê có 3 sản phẩm của một chủ thể gồm Trà cà gai leo Vũ Minh Phát, Trà gừng Vũ Minh Phát và Viên uống mật nhân Vũ Minh Phát (Công ty TNHH một thành viên Vũ Minh Phát, phường An Phú).

z6071059507033-ecf45b07f1547f0984ee76bc50639540.jpg
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch trao chứng nhận cho 4 chủ thể. Ảnh: Nguyễn Diệp

Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay toàn tỉnh có 346 sản phẩm được công nhận OCOP gồm 47 sản phẩm 4 sao và 299 sản phẩm 3 sao của 166 chủ thể ở các địa phương. Hiện tại, có 5 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.