Ia Pa: Đánh giá, phân hạng 3 sản phẩm OCOP năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 18-11, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.

quang-canh-hoi-nghi-danh-gia-phan-hang-san-pham-ocop-huyen-ia-pa-nam-2024-anh-vu-chi.jpg
Quang cảnh hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Ia Pa năm 2024. Ảnh: Vũ Chi

Tại hội nghị, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Ia Pa tiến hành đánh giá 3 sản phẩm gồm: Yến sào Sơn Đông (xã Chư Răng), sữa chua nếp cẩm Hoàng Hà (xã Ia Trôk) và trứng vịt Văn Bé (xã Ia Mrơn). Trong đó, yến sào Sơn Đông là sản phẩm đánh giá lại OCOP 3 sao.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ sản phẩm, các thành viên Hội đồng đã chấm điểm dựa trên những tiêu chí đánh giá. Theo nhận định chung, các sản phẩm đều đảm bảo về chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp; đúng quy định về nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trên cơ sở kết quả chấm thẩm định, các thành viên Hội đồng đánh giá 3 sản phẩm đều đạt OCOP cấp huyện. Thời gian tới, các chủ thể tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chuyển Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh làm căn cứ xét duyệt, cấp chứng nhận.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.