Gia Lai: Tọa đàm hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 11-7, tại TP. Pleiku, Chi Cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7 và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024.

Tại buổi tọa đàm, ông Vương Nhật-Chi Cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh đã ôn lại kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7 và tròn 30 năm thực hiện Chương trình hành động về Dân số và Phát triển (ICPD).

Ông Vương Nhật-Chi Cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh đã ôn lại kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7 và tròn 30 năm thực hiện Chương trình hành động về Dân số và Phát triển (ICPD). Ảnh: Như Nguyện

Ông Vương Nhật-Chi Cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh đã ôn lại kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7 và tròn 30 năm thực hiện Chương trình hành động về Dân số và Phát triển (ICPD). Ảnh: Như Nguyện

Năm 1994, tại Cairo-thủ đô Ai Cập đã tổ chức hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển với 179 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam. Tại hội nghị đã thông qua chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển.

Tại tỉnh Gia Lai, các Cấp ủy Đảng, chính quyền đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số và phát triển. Các mô hình, dự án liên quan đến nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh, sơ sinh, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã triển khai đạt kết quả.

Theo đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2023 là 11,4‰, tỷ số giới tính khi sinh 1,04 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát đạt 30%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát đạt 30%. Tỉnh Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2024 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,2‰, tỷ số giới tính khi sinh 1,03 bé trai/100 bé gái; duy trì tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát đạt 30%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát đạt 30%.

Riêng 6 tháng đầu năm nay, việc triển khai các chương trình, đề án về công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả tích cực theo kế hoạch đề ra. Hiện có 12 Trung tâm y tế huyện, thành phố đã hoàn thành chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản đợt 1-2024.

Quang cảnh buổi toạ đàm hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh buổi toạ đàm hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7. Ảnh: Như Nguyện

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến, tham luận, đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại để triển khai hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới. Trong đó, để đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2024, 6 tháng cuối năm, tỉnh sẽ tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp theo định hướng của Trung ương và địa phương. Thực hiện các chính sách chế độ hiện hành về công tác dân số với cộng tác viên dân số. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ dân số từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ về dân số và phát triển trong tình hình mới.

Tiếp tục tập trung triển khai các chương trình, đề án như: Chương trình điều chỉnh mức sinh; củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; truyền thông dân số…

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.