Gia Lai thí điểm thu hồi sản phẩm dư thừa trong cải tạo đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký ban hành Công văn số 09/UBND-CNXD ngày 2-1-2025 về việc triển khai phương án thí điểm thu hồi sản phẩm dư thừa phát sinh trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện phương án thí điểm thu hồi sản phẩm dư thừa phát sinh trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp thực hiện phương án chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng lợi dụng cơ chế để trục lợi, lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu ngân sách nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, tổng hợp gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để báo cáo UBND tỉnh kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền. Khi có các cơ chế, chính sách hoặc hướng dẫn của Trung ương về việc cải tạo đất nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đề xuất việc điều chỉnh hoặc ngừng thực hiện phương án cho phù hợp.

ngoi-dan-xa-phu-can-huyen-krong-pa-cay-dat-de-trong-cay-mi-anh-le-nam.jpg
Thí điểm thu hồi sản phẩm dư thừa phát sinh trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Các công trình thực hiện thí điểm sử dụng đất dư thừa trong quá trình cải tạo đất gồm: Các dự án công trình đầu tư công trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước như: Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh QL19); dự án đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ đường Trường Chinh-Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku); đường Đào Duy Từ (đoạn Phạm Hùng đến Km3+600 TP. Pleiku); dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa, đường tỉnh 669 và đường từ TP. Pleiku đi trung tâm huyện Đak Đoa; dự án đầu tư công khẩn cấp kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực trạm bơm điện Chư Răng 2, khu vực thôn Quý Đức, khu vực cầu Ia Kdăm (huyện Ia Pa); các dự án đầu tư xây dựng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với các dự án công trình đầu tư công trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thời gian thực hiện thí điểm đến ngày 1-7-2025; đối với dự án đầu tư công khẩn cấp kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực trạm bơm điện Chư Răng 2, khu vực thôn Quý Đức, khu vực cầu Ia Kdăm (huyện Ia Pa) và các dự án đầu tư xây dựng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia có thời gian thực hiện thí điểm đến ngày 15-1-2025.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null