Gia Lai: Tặng 380 suất quà cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023), các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức gặp mặt và tặng quà cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam trên địa bàn.

Sáng 10-8, tại Trung tâm Chính trị huyện, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê đã tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà cho những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam trên địa bàn.

Tại chương trình, lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã trao 310 suất quà (400 ngàn đồng/suất) cho 310 người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam trên địa bàn. Tổng trị giá quà tặng là 124 triệu đồng được trích từ nguồn vận động năm 2023 của Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong huyện ủng hộ.

Lãnh đạo huyện Chư Sê tặng quà cho những người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam. Ảnh: Hoàng Viên

Lãnh đạo huyện Chư Sê tặng quà cho những người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam. Ảnh: Hoàng Viên

*Chiều 10-8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Ia Bă (huyện Ia Grai) cũng tổ chức tọa đàm và tặng quà cho những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam trên địa bàn.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã ôn lại các dấu mốc lịch sử của nỗi đau thảm họa da cam tại Việt Nam; hệ lụy của chất độc hóa học để lại; công cuộc khắc phục hậu của chất độc da cam của Đảng và Nhà nước ta; hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam…

Lãnh đạo xã Ia Bă trao quà cho nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật khó khăn. Ảnh: Minh Thoan

Lãnh đạo xã Ia Bă trao quà cho nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật khó khăn. Ảnh: Minh Thoan

Dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Ia Bă đã trao 34 suất quà (200 ngàn đồng/suất) cho các nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật khó khăn trên địa bàn xã. Nguồn kinh phí được Hội vận động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn.

Được biết, trước đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ia Grai cũng đã trao 17 suất quà tại thị trấn Ia Kha.

*Cùng ngày, UBND huyện Chư Pưh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện tổ chức tọa đàm kỷ niệm 62 năm Ngày Thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023) và hưởng ứng Tháng hành động Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin năm 2023.

Khởi công sửa chữa nhà ở cho gia đình ông Siu Kra tại thôn Hà Ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh. Ảnh: Hồng Ngọc
Khởi công sửa chữa nhà ở cho gia đình ông Siu Kra tại thôn Hà Ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh. Ảnh: Hồng Ngọc

Dịp này, UBND huyện Chư Pưh đã trao tặng 20 suất quà (trị giá 500 đồng/suất) cho 20 hộ gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Được biết, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Pưh cũng vừa phối hợp với Hiệp hội Đầu tư xây dựng dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam (Cơ quan đại diện miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh) tổ chức khởi công sửa chữa nhà ở trị giá 40 triệu đồng cho gia đình ông Siu Kra (thôn Hà Ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh). Ông Siu Kra là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, thuộc diện gia đình có công với cách mạng. Dự kiến ngôi nhà sẽ hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng trong tháng 8 này.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.