Gia Lai tăng 3 bậc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 22-3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức buổi công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017. Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng gồm 63 tỉnh thành về chỉ số năng lực cạnh tranh với 70,69 điểm. Gia Lai đã tăng 3 điểm so với năm 2016, nằm nhóm giữa.


Quảng Ninh lần đầu vươn lên dẫn đầu

Xếp sau Quảng Ninh và Đà Nẵng (70,11 điểm) và Đồng Tháp (68,76 điểm). Quảng Ninh, Đà Nẵng và Đồng Tháp cũng là những địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh xếp ở mức rất tốt duy nhất tại lần lượt 3 miền Bắc, Trung, Nam. Năm ngoái, Đà Nẵng là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất, xếp thứ 2 là Quảng Ninh. Năm nay, thứ tự đã thay đổi khi Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu.

Xếp sau 3 tỉnh dẫn đầu là các tỉnh Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Quảng Nam… Hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM xếp lần lượt là vị trí thứ 8 và 13.

 

Quảng Ninh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nhất về chỉ số PCI năm 2017.
Quảng Ninh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nhất về chỉ số PCI năm 2017.

Ở chiều ngược lại, Đak Nông là tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất cả nước (55,12 điểm). Xếp áp chót là Bình Phước (56,7 điểm) và Kon Tum (58,53 điểm). Đáng chú ý, nhiều tỉnh xếp nhóm cuối bảng chủ yếu đến từ vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu…

Trong 5 lần được xếp hạng PCI, đây là lần đầu tiên Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2013 tỉnh này xếp thứ 4, năm 2014 xếp thứ 5, năm 2015 xếp thứ 3, năm 2016 xếp thứ 2 và năm 2017 vươn lên dẫn đầu.

Theo điều tra của VCCI, phần lớn các chỉ số thành phần đánh giá PCI của Quảng Ninh đều tăng điểm trong năm 2017 (7/10 chỉ số). Các chỉ số tăng điểm là tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền tỉnh, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp…

Có 3 chỉ số của Quảng Ninh giảm điểm so với năm trước là gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí không chính thức.

VCCI đánh giá cao các chỉ số có cải thiện, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như chi phí không chính thức giảm, thủ tục hành chính được cải thiện, an ninh trật tự được đảm bảo, cải thiện về cơ sở hạ tầng…

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy chỉ số tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng khó khăn hơn. Doanh nghiệp ngày càng khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để mở rộng mặt bằng kinh doanh, họ cũng cảm thấy mức độ rủi ro của việc thu hồi đất ngày càng gia tăng. Tỷ lệ doanh nghiệp có đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm nhẹ và thấp hơn nhiều mức kỷ lục từng được ghi nhận vào năm 2012, 2013…

 

 

'Môi trường kinh doanh các địa phương có sự cải thiện ấn tượng'

Đánh giá về bảng xếp hạng PCI năm nay, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng bức tranh PCI với nhiều khởi sắc. Điểm số PCI bình quân cao nhất kể từ giai đoạn khởi đầu của báo cáo PCI từ năm 2005 đến nay, và gần như tất cả các tỉnh đều tăng điểm số của mình.

“Điều này, phản ánh rõ ràng môi trường kinh doanh ở các địa phương đã có những cải thiện rất ấn tượng dưới sự điều hành của Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hành trình chuyển lửa về các địa phương đã mang lại kết quả tích cực”, ông Lộc chia sẻ.

Ông Lộc cũng nhấn mạnh ở cấp độ quốc gia, những chỉ số phản ánh về chi phí không chính thức và thủ tục hành chính đã được cải thiện, phản ánh những kết quả tích cực của nỗ lực phòng chống tham nhũng và cải cách thủ tục hành chính mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện.

 

Trên 59% doanh nghiệp phải trả các chi phí không chính thức

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng nói đến những điểm chưa hài lòng về bảng xếp hạng năm nay. Tính minh bạch của môi trường kinh doanh còn chưa cao, thiết chế pháp lý, hệ thống giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu...

Đặc biệt, năm 2017, trung bình vẫn có trên 59% doanh nghiệp cho biết họ vẫn còn phải trả các chi phí không chính thức, dù chỉ số này đã giảm so với những năm trước, 28% doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng với kết quả giải quyết công việc của các công chức.

 

Chỉ số tiếp cận đất đai giảm là một gam màu tối của báo cáo PCI năm nay.
Chỉ số tiếp cận đất đai giảm là một gam màu tối của báo cáo PCI năm nay.

“Mặc dù điểm số PCI trung vị có được cải thiện, nhưng đang có sự chững lại của các ngôi sao cải cách thuộc nhóm tiên phong với điểm số chỉ quẩn quanh ở mức 70/100, cho thấy cải cách cần có thêm những động lực mới”, ông Lộc chia sẻ.

Riêng Gia Lai, theo kết quả công bố, chỉ số PCI của tỉnh đã tăng lên 3 bậc so với năm 2016, từ vị trí 46 lên 43 trong bảng xếp hạng, vẫn xếp thứ 3 ở Tây Nguyên, sau Lâm Đồng, Đăk Lăk. Tuy nhiên, năm nay các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên đều bị tụt điểm, riêng Gia Lai tăng 3 điểm, (các năm trước chỉ tăng 1 điểm) là nỗ lực lớn của tỉnh.

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần. Năm 2017, đã có 8.292 doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành trên cả nước được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Chỉ số PCI bắt đầu được điều tra và xếp hạng từ năm 2005 dựa trên các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

 Zing, GLO

Có thể bạn quan tâm

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.