Gia Lai: Sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa lũ, vì vậy, công tác chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra được các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai tích cực.

Năm 2016, thiên tai đã gây thiệt hại cho tỉnh Gia Lai khoảng 1.053 tỷ đồng và làm 6 người chết, 17 người bị thương. Trong đó, thiệt hại do hạn hán khoảng 841,2 tỷ đồng;  lốc xoáy, sét và mưa lớn đầu mùa tại nhiều địa phương như: Đak Đoa, Chư Pah, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pưh và TP. Pleiku… làm thiệt hại khoảng 14 tỷ đồng, làm 3 người chết, 17 người bị thương; thiệt hại do lũ quét khoảng 7,5 tỷ đồng, làm 1 người chết; thiệt hại do mưa lũ vào tháng 11 và giữa tháng 12-2016 tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh trên 190 tỷ đồng,  làm chết 2 người.

 

Mưa lớn gây sạt lở hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Chư Pah. Ảnh: N.D
Mưa lớn gây sạt lở hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Chư Pah. Ảnh: N.D

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, diễn biến thời tiết ở khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng ngày càng bất thường, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh cần triển khai nhiều giải pháp để chủ động ứng phó trong mùa mưa lũ năm nay. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch phòng-chống thiên tai năm 2017 trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 10/ CT-UBND về tăng cường công tác phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị liên quan và các địa phương đang tập trung rà soát phương tiện, vật lực để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, cho biết: Huyện đã xây dựng phương án cho các xã, kiện toàn lại Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; rà soát lại các phương tiện tham gia cứu nạn. Đặc biệt, tại các xã trọng điểm như Ia Rsươm, Ia Rsai, Chư Rcăm thì tập trung rà soát vùng sạt lở để di dời dân khi có tình huống xảy ra. Những vùng trũng, thấp có nguy cơ ngập úng cây trồng cao đã điều chỉnh diện tích và bố trí cây trồng phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Huyện cũng đã dự phòng nguồn kinh phí khoảng 100 triệu đồng để sẵn sàng hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Còn ông Nguyễn Văn Lương-Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết: Để chủ động ứng phó trong mùa mưa bão năm nay, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về phòng-chống thiên tai cho cán bộ và người dân nhằm nâng cao nhận thức. Tập trung rà soát, thống kê  phương tiện và trang-thiết bị để ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra. Hiện các địa phương cũng đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ xã đến huyện; tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn sát với thực tế từng địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, các vùng trọng điểm về lũ lụt thì chủ động nguồn ngân sách để hỗ trợ người dân kịp thời.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.