Gia Lai nỗ lực kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh trong năm 2022. Thế nhưng, với sự quyết liệt điều hành của UBND tỉnh cùng nỗ lực vào cuộc của các sở, ngành liên quan, Gia Lai vẫn kiểm soát CPI không quá 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

CPI tăng trong tầm kiểm soát

Theo phân tích của Cục Thống kê, CPI bình quân 9 tháng năm 2022 của tỉnh tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, tất cả 11 nhóm ngành đều có chỉ số giá bình quân tăng, trong đó, giao thông là nhóm tăng cao nhất (17%) do ảnh hưởng bởi các đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp, kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,9%) do giá lương thực, thực phẩm tăng cao.

Riêng tháng 9, CPI tăng 0,13% so với tháng 8 (khu vực thành thị tăng 0,11%, khu vực nông thôn tăng 0,16%) và tăng đến 3,98% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là bởi năm học 2022-2023, các trường học bắt đầu áp dụng khung học phí mới theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ làm cho chỉ số nhóm giáo dục tăng 3,21%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52% do giá hoa, cây cảnh tăng; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,34%... Chưa kể, giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu cũng tiếp tục tăng theo giá nguyên liệu đầu vào đã gây sức ép không nhỏ lên CPI tháng 9.

 Nhân viên Bưu điện tỉnh và Cục Thống kê tỉnh (bìa phải) tiến hành điều tra giá tiêu dùng kỳ 3 tháng 10 tại chợ Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Nhân viên Bưu điện tỉnh và Cục Thống kê tỉnh (bìa phải) tiến hành điều tra giá tiêu dùng kỳ 3 tháng 10 tại chợ Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà


Theo ông Nguyễn Đình Tám-Phó Cục trưởng Cục Thống kê, công tác điều tra về giá tiêu dùng được đơn vị phối hợp với Bưu điện tỉnh tiến hành 3 kỳ mỗi tháng trên 11 nhóm ngành hàng với hơn 2.000 mặt hàng tại 878 điểm điều tra thuộc địa bàn TP. Pleiku và 2 huyện Chư Sê, Đak Đoa. Hiện nay, các điều tra viên đang tiến hành điều tra giá kỳ cuối của tháng 10 để tổng hợp lên hệ thống dữ liệu.

“Những năm qua, Gia Lai vẫn giữ được CPI ở mức ổn định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Giá một số mặt hàng tuy có biến động, song về tổng thể, CPI của tỉnh luôn thấp hơn chỉ số bình quân chung của cả nước. Đơn cử như trong tháng 9-2022, mặc dù nhiều nhóm ngành tăng giá song vẫn có các nhóm bình ổn giá như: đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông. Mặt khác, giá bán lẻ xăng trong nước được điều chỉnh giảm 2 lần đã kéo theo CPI ở nhóm giao thông giảm 2,78%; còn nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,08% vì giá dầu hỏa, gas cũng được điều chỉnh giảm. Điều này góp phần giúp CPI trong tháng mặc dù tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát”-ông Tám cho biết.

Quyết tâm giữ CPI ở mức dưới 4%

Thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh cơ bản phục hồi và tiếp tục đà phát triển. Các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước nhộn nhịp trở lại. Thêm vào đó, theo dự báo của các cơ quan chức năng, nhiều yếu tố vẫn còn tiềm ẩn có khả năng tác động làm tăng CPI, tạo áp lực lên lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 như: giá nguyên-nhiên-vật liệu trên thế giới vẫn đang ở mức cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp dẫn đến giá hàng hóa tiêu dùng có khả năng bị đẩy lên cao; giá xăng dầu vừa được điều chỉnh tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp khiến chi phí liên quan đến doanh nghiệp vận tải, sản xuất kinh doanh cũng sẽ tăng ít nhiều; giá lương thực, thực phẩm và hoạt động cung ứng dịch vụ tăng theo sức mua và nhu cầu của người dân trong dịp cuối năm…

Ảnh: Mộc Trà
Siêu thị Co.op Mart Pleiku đã chủ động lên kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng. Ảnh: Mộc Trà


Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bình ổn giá cả thị trường, quyết tâm kiềm chế tốc độ tăng CPI, từ đó kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả. Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-thông tin: Hiện nay, Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai (Comexim Gia Lai) đang chiếm khoảng 50% thị phần hàng hóa thiết yếu trong toàn tỉnh. Ngoài ra, hệ thống các nhà phân phối lớn, nhỏ cũng thực hiện hiệu quả việc cung ứng, điều tiết hàng hóa thông suốt đến các địa phương. Sau những lần biến động giá, Sở Công thương đều kịp thời làm việc với các đơn vị này để nắm tình hình và có giải pháp duy trì ổn định giá cả thị trường. Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, ngành Công thương tiếp tục phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường đảm bảo sự hoạt động ổn định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, bán cao hơn giá niêm yết hay tăng giá quá mức.

“Thời điểm này, Sở Công thương cũng đã yêu cầu Comexim, các siêu thị lớn, hệ thống các nhà phân phối trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, bảo đảm cân đối cung-cầu và ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023; quyết tâm không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, gây khan hàng, sốt giá. Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới để thực hiện công tác tham mưu, tuyên truyền và dự báo thị trường kịp thời. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hóa; phối hợp quản lý tốt về giá khi thị trường có biến động… nhằm góp phần kiểm soát tốt CPI trong năm 2022”-Giám đốc Sở Công thương cho hay.

Dự báo sức mua trên thị trường trong dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đã chủ động lên kế hoạch dự trữ hàng hóa với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng. Giám đốc Bùi Quốc Bình cho biết: Siêu thị đã đàm phán với các nhà cung cấp chốt số lượng và giá hàng hóa, cam kết cung ứng đủ hàng và đặc biệt là bình ổn giá. Theo dự kiến, giá hàng hóa tăng tối thiểu 5%, tuy nhiên vẫn cố gắng đảm bảo giữ mức CPI không quá 4% theo chỉ đạo chung của Trung ương. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng với những mặt hàng mua sắm theo thời vụ như bánh mứt, rượu, bia, trái cây, hàng may mặc…; đồng thời, duy trì “giá tốt mỗi ngày”, “giá sốc cuối tuần”, giảm giá sâu 10-40% đối với một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ người tiêu dùng và góp phần thực hiện tốt công tác bình ổn giá.

 

 MỘC TRÀ

 

Có thể bạn quan tâm

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

(GLO)- Peugeot E-408, phiên bản chạy điện của mẫu SUV lai coupe 408, là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại Triển lãm Paris 2024. Dự kiến, đây sẽ là lựa chọn nổi bật trong phân khúc SUV coupe hạng C tại Việt Nam, với thiết kế độc đáo, sang trọng và khả năng vận hành thân thiện môi trường.

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

(GLO)- Honda Winner X là mẫu xe côn tay thể thao mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế hiện đại. Chiếc xe có những cải tiến vượt bậc cả về công nghệ và kiểu dáng, Winner X nghiễm nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ đam mê tốc độ và phong cách.

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

(GLO)- Honda Transalp đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của dòng xe adventure tầm trung, mang đến trải nghiệm lái mạnh mẽ và ổn định. Với động cơ vượt trội và các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Transalp không chỉ phù hợp cho hành trình dài mà còn lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu khám phá.