Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 30-9, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Gia Lai phối hợp với Phòng PA03 Công an tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Trước đó, có đơn thư phản ánh cơ sở này hoạt động khám chữa bệnh trái phép.

Không có bằng cấp vẫn tự nhận mình là bác sĩ

Tại thời điểm đoàn kiểm tra có mặt, cơ sở đang hoạt động bình thường. Lúc này một người tự xưng là bác sĩ Thanh đang khám bệnh cho một khách hàng, tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch, tiêm xơ và laser sóng cao tần. Tuy nhiên, người này tỏ thái độ bất hợp tác, không xuất trình căn cước công dân và các giấy tờ hoạt động hành nghề theo quy định.

z5882813802507-2a25dd8170022bf362a0b36e63f2b94b-467.jpg
Ban đầu, ông Võ Minh Chiến không hợp tác, liên tục nhắn tin trao đổi với quản lý qua điện thoại. Ảnh: Như Nguyện

Trước thái độ bất hợp tác của cơ sở, Đoàn kiểm tra đã mời Công an phường Hoa Lư đến để phối hợp kiểm tra làm rõ. Lúc này, người tự xưng là bác sĩ Võ Minh Thanh mới khai nhận tên thật là Võ Minh Chiến (SN 1996, cư trú tại thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ).

Ông chiến cho biết mình tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa, không có bằng cấp hành nghề y nhưng tự nhận mình là bác sĩ và tư vấn, khám bệnh cho khách hàng theo hướng dẫn của bà Lê Thị Thành-là quản lý cơ sở. Toàn bộ tiền khám chữa bệnh cho khách hàng đều chuyển vào tài khoản của bà Lê Thị Thành. Ông Chiến mới vào cơ sở làm việc được một tháng nay với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng.

z5882813821236-791cc0d9901f26d3b01d1989143390d4-8334.jpg
Ông Võ Minh Chiến (SN 1996, cư trú tại thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) học chuyên ngành Văn hóa nhưng tự nhận là bác sĩ. Ảnh: Như Nguyện

Trước yêu cầu của đoàn kiểm tra, ông Chiến gọi điện cho người quản lý, người này cho biết tên là Lê Thị Thành (SN 1996), quê ngoài Bắc, do nhà bị ảnh hưởng lũ lụt nên đã về quê giải quyết công việc gia đình và hứa sẽ có mặt làm việc với cơ quan chức năng theo yêu cầu.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra yêu cầu cơ sở chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng tất cả hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh, tháo gỡ toàn bộ biển hiệu khám chữa bệnh; đồng thời mời chủ cơ sở có mặt tại Sở y tế tỉnh Gia Lai lúc 8 giờ ngày 4-10-2024 để làm việc.

Lừa dối khách hàng

Vì tin cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh có bác sĩ từ TP. Hồ Chí Minh đến khám chữa bệnh nên nhiều người dân đã tin tưởng đến thăm khám. Bà N.T.T.T (tổ dân phố 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) là một trong những nạn nhân của cơ sở này.

Bà T. cho biết: Vì tin tưởng cơ sở có bác sĩ từ TP. Hồ Chí Minh khám nên bà đã đến đây tư vấn, khám chữa bệnh. Tại cơ sở, vợ chồng tôi được bác sĩ Võ Minh Thanh khám và đưa ra phát đồ điều trị, việc điều trị ở tại phòng khám và sẽ được điều trị 4 lần (mỗi lần cách nhau một tuần) với giá tiền điều trị cho hai vợ chồng là 18 triệu đồng. Chúng tôi có yêu cầu chia ra nộp từng lần điều trị và tổng cộng đã nộp 9,2 triệu đồng.

Theo bà T., qua 3 lần điều trị gồm tiêm xơ, laser sóng cao tần… nhưng bệnh không giảm. “Qua quan sát, phòng khám không có treo giấy phép hành nghề, có dấu hiệu hoạt động trái phép. Vì thế tôi đã gởi thư phản ánh đến các cơ quan để theo dõi, tìm hiểu, phản ánh và khuyến cáo cho người dân biết để tránh bị mất tiền và tốn thời gian và công sức”- bà T. nói.

z5882813851715-700895bfba928505472a07c149bc9e64-2605.jpg
Đoàn kiểm tra làm việc tại cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện

Hiện nay, trên nhiều trang mạng xã hội, nhiều cơ sở có hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối khách hàng về hiệu quả khám chữa bệnh. Một số người dân nhẹ dạ, cả tin đã bị sập bẫy. Ông Trần Quang Khâm-Chánh thanh tra Sở Y tế, Trưởng đoàn kiểm tra khuyến cáo: Để tránh “tiền mất, tật mang”, người dân nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế đã được cấp phép để khám chữa bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe. Thời gian tới, thanh tra Sở Y tế sẽ tham mưu, kiến nghị tổ chức đợt thanh kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.