Gia Lai: Khó khăn trong giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, một số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ tồn tại trên hình thức. Trong khi đó, việc giải thể các HTX này gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Toàn tỉnh hiện có 454 HTX, trong đó có 368 HTX nông nghiệp, 12 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 37 HTX giao thông vận tải, 11 HTX xây dựng và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Tổng vốn điều lệ của các HTX là 930,956 tỷ đồng với khoảng 19.067 thành viên.

Những năm gần đây, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã có hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, chủ động tham gia chuỗi liên kết sản xuất các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh dây… tạo “cầu nối” giúp các thành viên và người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, một số HTX đã chủ động ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng kho bảo quản nông sản đông lạnh, sử dụng phần mềm trong bán hàng…

Đặc biệt, một số HTX được các cơ quan chuyên môn cấp mã số vùng trồng cho cây sầu riêng, chanh dây, khoai lang… xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, NewZealand và Hoa Kỳ. Nhờ vậy, chất lượng hoạt động của các HTX ngày càng được nâng cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên và người dân trong vùng.

Việc giải thể các hợp tác xã đã ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Ảnh: N.D

Việc giải thể các hợp tác xã đã ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Ảnh: N.D

Bên cạnh các HTX hoạt động hiệu quả, toàn tỉnh có 89 HTX ngừng hoạt động, trong đó, 16 HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 mà chỉ tồn tại trên hình thức. Ông Nguyễn Thế Hùng-Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh-cho biết: Việc HTX hoạt động không hiệu quả hoặc ngừng hoạt động, không chuyển đổi được theo Luật HTX năm 2012 có nhiều nguyên nhân như: không thành lập được hội đồng giải thể do thiếu người đại diện HTX, thất lạc con dấu, mất giấy chứng nhận con dấu, chưa khắc dấu, thất lạc sổ sách, hồ sơ, nợ thuế, không đủ kinh phí giải thể hoặc các HTX không hợp tác tiến hành giải thể tự nguyện...

Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương, cơ quan thuế rà soát các HTX ngừng hoạt động hoặc chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 để có hướng xử lý phù hợp.

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh sản xuất rau, quả giống phục vụ người trồng rau tại xã An Phú và các vùng lân cận. Ảnh: N.D

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh sản xuất rau, quả giống phục vụ người trồng rau tại xã An Phú và các vùng lân cận. Ảnh: N.D

Theo kết quả xếp loại HTX năm 2023 (227 HTX không đánh giá, xếp loại), toàn tỉnh có 15 HTX được đánh giá xếp loại tốt, 52 HTX xếp loại khá, 103 HTX xếp loại trung bình và 45 HTX xếp loại yếu.

Cũng theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh: Đơn vị sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các HTX khẩn trương thực hiện theo Luật HTX năm 2023.

Bên cạnh đó, phối hợp cùng các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các HTX chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đặc trưng của địa phương, tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.