Gia Lai: Hơn 246 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 12-1, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về việc phân bổ, sử dụng kinh phí để sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm trang-thiết bị thuộc nhiệm vụ chi sự nghiệp GD-ĐT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, trong giai đoạn 2017-2020, tổng kinh phí trung ương, tỉnh phân bổ để sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang-thiết bị cho các trường học trên địa bàn tỉnh là hơn 304 tỷ đồng; trong đó đã thực hiện, giải ngân trên 246 tỷ đồng, đạt 80,86%. Cụ thể, kinh phí quyết toán năm 2017 hơn 31,6 tỷ đồng, đạt 52,28%; năm 2018 hơn 8,2 tỷ đồng, đạt 86,60%; năm 2019 trên 45,1 tỷ đồng, đạt 71,37% và năm 2020 trên 161 tỷ đồng, đạt 94,15%. Qua đó, chất lượng GD-ĐT từng bước được nâng cao, tạo tiền đề cho các trường THPT triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2020-2025, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của khu vực, thế giới. Tuy vậy, có rất nhiều trang-thiết bị, phần mềm giáo dục được đầu tư trong giai đoạn này đã hư hỏng, xuống cấp nên chưa đảm bảo việc dạy và học tại các trường trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Tú
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Tú
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh nhấn mạnh: Qua khảo sát tại 6 địa phương cho thấy, công tác quản lý trang-thiết bị công nghệ thông tin của một số trường học trên địa bàn tỉnh chưa tốt dẫn đến hư hỏng, xuống cấp. Đề nghị ngành GD-ĐT cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở để các trường quản lý, bảo quản tốt hơn; thanh lý những thiết bị đã bị hư hỏng theo đúng quy định. Ngành GD-ĐT cũng cần cân nhắc trong quá trình đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị giáo dục cho các trường, tránh lãng phí, không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT kiểm tra lại các phần mềm đã mua phục vụ cho hoạt động của ngành có đúng nhiệm vụ chi hay không và có mang lại hiệu quả như mục đích đầu tư...
Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn giám sát Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh tiến hành khảo sát công tác sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang-thiết bị giáo dục được trang bị trong giai đoạn 2017-2020 tại 4 trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku gồm: chuyên Hùng Vương, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám.
NGUYỄN TÚ

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.