Gia Lai: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 30-12, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023. 

Năm 2022, mặc dù gặp không ít khó khăn như giá vật tư đầu vào tăng cao, giá nông sản chưa ổn định; tiềm ẩn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chế độ chính sách công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng còn nhiều bất cập; nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phân bổ chậm và chậm hướng dẫn nên gặp nhiều khó khăn cho các địa phương trong thực hiện… song ngành đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu kết luận Hội nghị.Ảnh: Nguyễn Diệp
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ngành nông nghiệp và PTNT đã phối hợp cùng các sở, ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 cùng nhiều giải pháp khác mang lại những kết quả tích cực. Theo đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong năm 2022 đạt hơn 33.823 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 6,67% so với năm 2021. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt đạt 27.012 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79,86% trong cơ cấu ngành. Tổng diện tích gieo trồng đạt 562.759 ha, đạt 101% kế hoạch và tăng 15.115 ha so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 37.592 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm; khoảng 233.522 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, Organic… Đặc biệt, toàn tỉnh được cấp 95 mã số vùng trồng với diện tích hơn 6.682 ha và 22 cơ sở đóng gói với công suất từ 665-795 tấn quả tươi/ngày. Giá trị ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt 5.903 tỷ đồng, chiếm 17,45%.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, không xảy ra cháy rừng, trồng rừng được hơn 8.252 ha, đạt 103%. Các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả tưới giúp người dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, mưa lũ và lốc sét đã làm 3 người chết, 262 căn nhà bị hư hỏng với tổng thiệt hại về nhà ở và sản xuất nông nghiệp ước hơn 91 tỷ đồng; ngoài ra, hạn hán gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 301 Hợp tác xã nông nghiệp và 2 Liên hiệp Hợp tác xã với khoảng 9.900 thành viên; có 91/182 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Qua 4 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay đã có 311 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh. Đặc biệt, Ngành nông nghiệp đã thu hút được 274 dự án đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng. Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức 5 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 468 cơ sở, đơn vị phát hiện 74 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 306 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp có chứng nhận VietGAP đang phát triển mạnh tại Gia Lai.Ảnh Nguyễn Diệp
Sản xuất nông nghiệp có chứng nhận VietGAP đang phát triển mạnh tại Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại Hội nghị các đại biểu và các địa phương đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 và mong muốn Ngành nông nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tìm giải pháp đột phá để phát triển theo hướng bền vững.

Phát biểu kết luận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa nhấn mạnh: Năm 2023 ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tự động, thông minh. Tăng cường quản lý giống, vật tư nông nghiệp, dự báo thị trường, phòng chống thiên tai, cải cách hành chính, triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP… Đặc biệt, tập trung triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững và triển khai trồng rừng…

                                                                                                                                          NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.