Gia Lai: Gần 400 thí sinh tham gia vòng cơ sở Cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 15-10, vòng cơ sở Cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” trong học sinh phổ thông tỉnh Gia Lai lần thứ III năm 2023 đã khai mạc tại 4 điểm thi với sự tham gia của gần 400 thí sinh.

Quang cảnh lễ khai mạc tại điểm thi Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh lễ khai mạc tại điểm thi Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Theo đó, điểm thi Trường THCS Trưng Vương (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) có 143 thí sinh dự thi (bậc Tiểu học 52 em, THCS 42 em, THPT 49 em) thuộc các phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Pleiku, Chư Păh, Ia Grai, Đak Đoa, Mang Yang cùng các trường phổ thông thuộc và trực thuộc Sở GD-ĐT tại các địa bàn trên. Điểm thi Trường THCS Nguyễn Khuyến (thị trấn Chư Sê) có 70 thí sinh dự thi (bậc Tiểu học 28 em, THCS 22 em, THPT 20 em) thuộc các phòng GD-ĐT: Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pưh và các trường phổ thông trực thuộc Sở GD-ĐT tại địa bàn.

Điểm thi Trường THCS Lê Hồng Phong (phường An Phú, thị xã An Khê) có 94 thí sinh dự thi (bậc Tiểu học 36 em, THCS 39 em, THPT 19 em) thuộc các phòng GD-ĐT: An Khê, Kbang, Đak Pơ, Kông Chro và các trường phổ thông trực thuộc Sở tại địa bàn. Điểm thi Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) có 84 thí sinh dự thi (bậc Tiểu học 34 em, THCS 37 em và THPT 13 em) thuộc các phòng GD-ĐT: Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa, Ia Pa và các trường phổ thông trực thuộc Sở GD-ĐT tại địa bàn.

Sau lễ khai mạc tập trung, các thí sinh về phòng thi và bắt đầu làm bài thi tiếng Anh với các kỹ năng nghe, đọc, viết trên giấy theo chuẩn năng lực ngôn ngữ ở từng bậc học của khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (bậc 1 đối với học sinh Tiểu học, bậc 2 đối với học sinh THCS và bậc 3 đối với học sinh THPT). Thí sinh bậc Tiểu học hoàn thành bài thi kỹ năng nghe với thời lượng từ 10-15 phút, kỹ năng đọc và viết với thời lượng 40 phút; bậc THCS hoàn thành bài thi kỹ năng nghe với thời lượng 15-20 phút, kỹ năng đọc và viết với thời lượng 60 phút; bậc THPT hoàn thành bài thi kỹ năng nghe với thời lượng 20-25 phút, kỹ năng đọc và viết với thời lượng 90 phút.

Ở vòng cơ sở, thí sinh làm bài thi tiếng Anh với các kỹ năng nghe, đọc, viết trên giấy theo chuẩn năng lực ngôn ngữ ở từng cấp học của khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà
Ở vòng cơ sở, thí sinh làm bài thi tiếng Anh với các kỹ năng nghe, đọc, viết trên giấy theo chuẩn năng lực ngôn ngữ ở từng cấp học của khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà

Trước đó, vào sáng cùng ngày, thí sinh đã đến điểm thi để học quy chế thi và được tham gia hoạt động sử dụng tiếng Anh giao tiếp với giáo viên người nước ngoài để thực hành kỹ năng nói nhưng không tính điểm vào bài thi.

Cuộc thi do Sở GD-ĐT tổ chức dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh với mục tiêu tạo môi trường dạy học và sử dụng tiếng Anh, thúc đẩy phong trào học tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh; đồng thời, giúp học sinh có cơ hội học tập, trao đổi, rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh theo chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế. Được biết, vòng bán kết cuộc thi sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 và vòng chung kết diễn ra vào đầu tháng 12-2023 tại TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.