Gia Lai có 479 cây ăn quả đầu dòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Tỉnh Gia Lai hiện có hơn 29.000 ha cây ăn quả, sản lượng đạt hơn 417.100 tấn. Trong đó, một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn như: chuối, chanh dây, sầu riêng, bơ, mít...

Vườn nhãn 250 cây của gia đình ông Nguyễn Xuân Tảo (làng Greo Sék, xã Dun, huyện Chư Sê) được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận cây đầu dòng. Ảnh: Lê Nam
Vườn nhãn 250 cây của gia đình ông Nguyễn Xuân Tảo (làng Greo Sék, xã Dun, huyện Chư Sê) được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận cây đầu dòng. Ảnh: Lê Nam

Để đảm bảo chất lượng giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã bình tuyển, công nhận 479 cây ăn quả đầu dòng (50 cây sầu riêng Dona, năng lực sản xuất khoảng 15.000 hom giống; 250 cây nhãn Hương Chi, năng lực sản xuất khoảng 5.000 hom giống; 16 cây chôm chôm Dona, năng lực sản xuất khoảng 32.000 hom giống; 63 cây mắc ca, năng lực sản xuất khoảng 18.900 hom giống; 100 cây chanh dây vàng hương ổi, năng lực sản xuất khoảng 50.000 hom giống).

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai đã bình tuyển, công nhận 15 vườn cây ăn quả đầu dòng (14 vườn chanh dây, quy mô 9.811m2 với 5.334 cây đầu dòng, năng lực sản xuất khoảng 10,8 triệu hom giống; 1 vườn mắc ca, quy mô 120.000 m2 với 953 cây, năng lực sản xuất 285.900 cành ghép/năm).

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.