Xây dựng cây đầu dòng: Giải pháp đảm bảo nguồn giống chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giống cây trồng đảm bảo chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản. Việc quản lý tốt nguồn giống cây trồng luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai quan tâm để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đầu tháng 5-2022, vườn nhãn 250 cây của gia đình ông Nguyễn Xuân Tảo (làng Greo Sék, xã Dun, huyện Chư Sê) được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận cây đầu dòng. Ông Tảo cho biết: Năm 2014, ông mua 300 cây nhãn giống Hương Chi ở Hưng Yên về trồng thay thế trên 1 ha hồ tiêu bị chết. Được đầu tư chăm sóc nên vườn cây phát triển rất tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Sau hơn 3 năm, vườn nhãn cho thu hoạch. “So với cà phê, hồ tiêu thì cây nhãn dễ trồng, ít sâu bệnh, đầu tư thấp nhưng cho thu nhập cao hơn rất nhiều. Mỗi năm, tôi chiết bán khoảng 5.000 cây giống cùng với bán trái thu lợi hơn 250 triệu đồng”-ông Tảo chia sẻ.

 Vườn chanh dây giống của Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng tỉnh. Ảnh: Lê Nam
Vườn chanh dây giống của Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam


Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng tỉnh cũng vừa được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận vườn chanh dây đầu dòng với 165 cây, năng lực sản xuất 300.000 hom giống/năm. Bà Nguyễn Thị Thúy Hiền-Giám đốc Công ty-thông tin: “Chúng tôi đang cung cấp giống chanh dây cho các hợp tác xã (HTX) ở huyện Đak Đoa, Chư Prông và một số dự án tại tỉnh Đak Lak.  Công ty mới được thành lập hơn 3 tháng nên lượng hom giống cung cấp ra thị trường chưa nhiều, khoảng 30.000 hom. Để cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng, Công ty nhập khẩu toàn bộ hạt giống từ Đài Loan về ươm làm cây gốc ghép, giá thể là sản phẩm của Đức, sử dụng phân bón của Hà Lan, Mỹ, Nhật. Dự kiến đến cuối năm, Công ty sẽ cung cấp ra thị trường hơn 250.000 hom giống và năm 2023 khoảng 300.000 hom”.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, để nguồn giống cây trồng đảm bảo chất lượng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức bình tuyển, công nhận được 426 cây ăn quả và cây công nghiệp đầu dòng. Cụ thể, 50 cây sầu riêng DONA (Monthong) tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) với năng lực sản xuất khoảng 15.000 cây giống/năm; 250 cây nhãn Hương Chi tại xã Dun (huyện Chư Sê), năng lực sản xuất khoảng 5.000 cây giống/năm; 16 cây chôm chôm DONA tại xã Ia Tô (huyện Ia Grai), năng lực sản xuất khoảng 32.000 cây giống/năm; 63 cây mắc ca tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), năng lực sản xuất khoảng 18.900 cây giống/năm; 47 cây hồ tiêu giống Vĩnh Linh (huyện Đak Đoa 33 cây, Chư Prông 10 cây, Chư Pưh 4 cây), năng lực sản xuất khoảng 1,6 triệu hom giống/năm. Ngoài ra, bình tuyển, công nhận 12 vườn cây đầu dòng gồm: 8 vườn chanh dây, năng lực sản xuất khoảng 2,65 triệu hom giống/năm; 2 vườn cây cà phê, lượng cây giống sản xuất khoảng 12,6 triệu cây/năm; 2 vườn hồ tiêu cung ứng khoảng 1,6 triệu bầu giống/năm. Đồng thời, công nhận 18 vườn cây ăn quả và cây công nghiệp đạt chuẩn sản xuất kinh doanh giống với năng lực sản xuất bình quân khoảng 2,6 triệu cây giống/năm.

Ông Nguyễn Thế Minh-Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) cho hay: Vườn ươm của HTX được Sở Nông nghiệp và PTNT chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giống cây trồng từ năm 2018. Hàng năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 200.000 cây giống các loại như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả và mắc ca. Các cây giống đều đạt tiêu chuẩn từ chiều cao, không sâu bệnh, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ được lấy từ cây đầu dòng.

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Khải-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật-cho biết: Toàn tỉnh có 71 cơ sở sản xuất kinh doanh hạt giống, giống cây trồng ngắn ngày và 153 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11-11-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, ngành trồng trọt đã tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán giống cây trồng trên địa bàn. Đẩy mạnh việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng, thiết lập các vườn ươm được chứng nhận cây đầu dòng. Gia Lai từ một tỉnh phải nhập khẩu giống nhưng đến nay đã trở thành trung tâm sản xuất giống chanh dây của cả nước. Điều này không chỉ cung cấp đủ nguồn giống cho người dân trên địa bàn tỉnh mà còn cung ứng cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và xuất khẩu sang Lào, Campuchia.

“Thời gian tới, ngành trồng trọt của tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương để tập trung đẩy mạnh việc điều tra, rà soát, xác định và tổ chức bình tuyển để công nhận thêm một số cây đầu dòng cho cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Cùng với đó, khuyến cáo người dân sử dụng giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng để sản xuất an toàn, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu hội nhập”-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin.

 

 LÊ NAM

 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.