Gia Lai: Chủ động nguồn nước tưới cho cây cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch, nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bắt tay vào việc chăm sóc vườn cây, đặc biệt là chủ động nguồn nước tưới kịp thời khi cà phê bắt đầu ra hoa và đậu trái.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 100.600 ha cà phê, tập trung tại các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ, Mang Yang và Kbang. Để cây cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao trong niên vụ tới, sau Tết Nguyên đán người dân đang tập trung tưới nước đợt 2 và 3, kết hợp cắt tỉa cành và bón phân cho cây.

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị tưới cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị tưới cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Hiện nay, đa phần việc tưới nước cho cây cà phê đã được nông dân áp dụng bằng béc phun mưa tự động. Theo đó, người dân lắp đặt béc tưới phun mưa tự động từ trên cao (mỗi béc phun tưới được trên 30 cây/lần), thời gian tưới kéo dài 8 tiếng, sau đó di chuyển sang vị trí khác. Anh Hồ Văn Huân-thôn Tân An (xã Ia Sao, huyện Ia Grai)-cho biết: Gia đình anh có gần 500 cây cà phê vườn và 1,5 ha cà phê lô nhận khoán của Công ty Cà phê Ia Sao 2. Trước Tết Nguyên đán, khi cây cà phê đã phân hóa mầm hoa gia đình anh đã tranh thủ tưới nước đợt 1. “Năm nay thời tiết trước Tết Nguyên đán ở đây có mưa xuân không đủ nước cho cây ra hoa nên phải tranh thủ tưới sớm hơn mọi năm để bù nước cho cây nở hoa và đậu quả. Sau Tết tôi tiếp tục tưới nước đợt 2. Việc tưới nước kịp thời sẽ quyết định phần lớn đến năng suất cà phê niên vụ tới”-anh Huân chia sẻ.

Gia đình anh Hồ Văn Huân-thôn Tân An (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) tưới nước cho cây cà phê bằng béc phun mưa. Ảnh: Lê Nam

Gia đình anh Hồ Văn Huân-thôn Tân An (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) tưới nước cho cây cà phê bằng béc phun mưa. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, anh Nguyễn Bá Tài (cùng thôn Tân An, xã Ia Sao)-cho biết: Sau 1 năm nuôi quả, cây cà phê đã suy kiệt, nên phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây bằng cách tưới nước, bón phân. Điều này giúp cây cà phê đủ dưỡng chất để ra hoa, nuôi quả. “Trước đây tôi thường tưới nước trực tiếp vào gốc nhưng giờ nguồn nước ngày càng ít nên tôi chuyển qua tưới bằng béc phun mưa vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp tiết kiệm nước. Bình quân mỗi năm tưới 3 đợt và kết hợp bón thêm phân, giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất”-anh Tài cho hay.

Ông Hoàng Văn Cường-Thủy nông viên xã Ia Nhin kiểm tra nguồn nước thủy lợi Ia Jing Nhông. Ảnh: Lê Nam

Ông Hoàng Văn Cường-Thủy nông viên xã Ia Nhin kiểm tra nguồn nước thủy lợi Ia Jing Nhông. Ảnh: Lê Nam

Còn ông Hoàng Văn Cường-thủy nông viên xã Ia Nhin-cho hay: Công trình thủy lợi Ia Jing Nhông (xã Ia Nhin) có chiều dài kênh mương khoảng 3,3 km, tưới cho 30 ha lúa và gần 90 ha cây công nghiệp dài ngày. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng, xã đã huy động người dân nạo vét kênh mương, quán triệt các hộ sử dụng nước tiết kiệm, không tháo nước tùy tiện để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp nước. Hiện tại nguồn nước tại công trình thủy lợi Ia Jing vẫn đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng.

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị máy bơm để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị máy bơm để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Công ty Cà phê Ia Sao 2 (huyện Ia Grai) có 464 ha cà phê. Ông Nguyễn Ngô Hùng-quyền Giám đốc Công ty-thông tin: Công tác tưới nước đợt 1 đã triển khai xong trước Tết Nguyên đán. Niên vụ này, đơn vị triển khai tưới nước sớm hơn mọi năm vì cây cà phê phân hóa mầm hoa sớm hơn và đặc biệt trước Tết Nguyên đán có mưa xuân nhưng lượng nước không đủ cung cấp cho cây đậu quả nên phải triển khai tưới đuổi để bù nước cho vườn cây. Trung bình mỗi năm phải triển khai 3 đợt tưới nước cho cây, còn năm nào thời tiết nắng nóng kéo dài phải kéo sang đợt tưới thứ 4. “Từ ngày mùng 4 Tết, công ty bắt đầu ra quân triển khai tưới nước đợt 2 cho cây cà phê. Qua đánh giá sơ bộ tình hình nguồn nước năm nay cơ bản ổn định. Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết, năm 2024 hiện có khả năng nắng nóng kéo dài nên Công ty cũng đã chỉ đạo đến các đơn vị sản xuất, công nhân chủ động công tác tưới nước hiệu quả, tiết kiệm nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”-ông Hùng cho biết thêm.

Người dân đặt máy bơm lấy nước từ hồ thủy lợi của Công ty Cà phê Ia Sao 2 để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Người dân đặt máy bơm lấy nước từ hồ thủy lợi của Công ty Cà phê Ia Sao 2 để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023-2024, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn một số địa phương trong tỉnh, đến thời điểm hiện tại lượng nước tại các công trình thủy lợi, hồ đập, suối vẫn đảm bảo nước tưới phục vụ cho cây trồng. Ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Toàn huyện có hơn 28 ngàn ha cà phê, trong đó, khoảng 26 ngàn hecta đang trong giai đoạn kinh doanh. Sau khi thu hoạch xong, người dân trên địa bàn đang triển khai cắt tỉa cành, tạo tán cho cây và tưới nước. Ngay từ đầu mùa khô, cơ quan chuyên môn của huyện đã kiểm tra, đánh giá nguồn nước ở sông suối và các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, hồ và khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân và cây công nghiệp dài ngày. “Hiện nay, người dân đang tập trung chăm sóc, tưới nước cho cây cà phê. Qua đánh giá, lượng nước năm nay tại các ao, hồ, đập và các suối chưa có hiện tượng thiếu nước, vẫn đảm bảo cho sản xuất”-ông Anh thông tin.

Người dân xã Glar (huyện Đak Đoa) tưới nước cho cây cà phê với hy vọng niên vụ mới có vụ mùa bội thu. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Glar (huyện Đak Đoa) tưới nước cho cây cà phê với hy vọng niên vụ mới có vụ mùa bội thu. Ảnh: Lê Nam

Còn ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho biết: Trước diễn biến thất thường của khí hậu, đặc biệt trong năm 2024 dự báo có nguy cơ hạn cao nên phòng đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, nhằm đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. “Ngày 16-2, lãnh đạo huyện và phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Trạm thủy nông của huyện đã đi kiểm tra các hồ, đập, kênh mương thủy lợi trên địa bàn. Qua kiểm tra đánh giá nguồn nước cơ bản đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa khô năm nay”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm