Gia Lai: Cần nâng cao cảnh giác trước thông tin thu mua xác ve sầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau những đợt rầm rộ thu mua lá điều, lá khoai lang, rễ tiêu… đã gây thiệt hại cho người nông dân và thương lái. Thời gian qua, thông tin thu mua xác ve sầu rộ lên đã đặt ra nhiều nghi vấn về mục đích của việc thu mua các mặt hàng “dị biệt”.

Hiện tượng thu mua xác ve sầu với giá cao mục đích làm gì, bán đi đâu vẫn chưa được lý giải, chỉ thấy thời gian qua, trên nhiều trang mạng xã hội đăng tải thông tin việc mua-bán xác ve sầu với giá cao trên phạm vi nhiều tỉnh. Theo đó, một ký xác ve sầu được thu mua tận nơi với giá khoảng 500 ngàn đồng loại nhỏ và đến 1 triệu đồng/kg loại to. Thế nhưng, từ 2 ngày nay, khi thông tin báo chí cảnh báo và ngành chức năng vào cuộc tuyên truyền thì tại một số nơi đã thông báo ngừng thu mua.

Nhiều hội nhóm trên Facebook vẫn đăng tin mua bán xác ve sầu với giá cao. Ảnh minh họa
Nhiều hội nhóm trên Facebook vẫn đăng tin mua bán xác ve sầu với giá cao. Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị Bình (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) cho hay: “Tôi hay tham gia trên một số hội nhóm mua bán hàng và được biết thời gian gần đây người ta có thu mua xác ve sầu. Ở xã tôi thì chưa thấy ai đi nhặt xác ve sầu để bán cho thương lái. Tuy nhiên, mấy người quen của tôi đã đến các xã Ia Lâu (Chư Prông), Ia O (Ia Grai) để mua rất nhiều. Từ mấy ngày trước, giá mua trong dân là 600 ngàn đồng/kg và bán lại với giá từ 700-800 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, 2 ngày qua họ được thương lái thông báo không thu mua nữa vì các đầu mối ngừng nhập”.

Thượng tá Bùi Quốc Chính-Phó trưởng phòng Phòng chống tội phạm và ma túy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh-cho biết: “Chúng tôi đang thu thập thông tin việc một số thương lái ở những địa phương khác đến các địa bàn xã biên giới thu mua xác ve sầu với giá cao nhằm đảm bảo trật tự xã hội của nhân dân khu vực biên giới. Vì vậy, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp của các lực lượng trong kiểm soát vấn đề này và cần làm rõ mục đích sâu xa của việc thu mua này. Liệu việc thu mua xác ve sầu có lặp lại tình trạng bị lừa như những lần thu gom móng trâu, bò, rễ tiêu trước đây hay không”.

Một ký xác ve sầu được thu mua tận nơi với giá khoảng 500 ngàn đồng loại nhỏ và đến 1 triệu đồng:kg loại to. Ảnh minh họa.
Một ký xác ve sầu được thu mua tận nơi với giá khoảng 500 ngàn đồng loại nhỏ và đến 1 triệu đồng:kg loại to. Ảnh minh họa.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Gia Lai nhận định: Qua phản ánh và nắm bắt tình hình ở địa bàn cho thấy, thủ đoạn thu mua hàng nông sản “dị biệt” như lá điều, rễ tiêu, lá khoai lang… không phải mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Có thể tóm tắt thủ đoạn đưa ra các giai đoạn thu mua như sau: Giai đoạn đầu họ tung thông tin sẽ mua các loại nông sản “dị biệt” với một mức giá cụ thể, sau đó một thời gian tiếp tục tung thông tin nhu cầu thu mua rất lớn và đẩy giá tăng cao để thu hút nhiều người quan tâm và đổ xô đi thu mua. Giai đoạn tiếp theo, họ sẽ tiếp tục phát ra thông tin thu mua giá cao hơn nữa để thu hút thương lái Việt Nam tham gia thu gom rầm rộ trong dân. Cùng lúc này, thương lái nước ngoài sẽ mang hàng bán ngược lại cho thương lái trong nước để hưởng chênh lệch. Sau khi bán xong, họ sẽ tung một thông tin là bên kia biên giới tăng cường kiểm dịch động thực vật nên không cho nhập và dừng mọi hoạt động thu mua. Lúc này những loại nông sản “dị biệt” đó vẫn còn ở lại trong nước và thương lái Việt Nam sẽ là người chịu thiệt hại.

Cũng theo ông Hà, rõ ràng việc thu mua nông sản “dị biệt” gây tác hại lớn đến ngành nông nghiệp, ảnh hưởng môi trường và thiệt hại kinh tế cho người dân nếu tham gia vào các hoạt động này. Vì vậy, bên cạnh công tác nắm địa bàn, lĩnh vực được giao, các ngành cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có thông tin và nắm bắt được các thủ đoạn tương tự có thể xảy ra đối với việc thu mua xác ve sầu trong những ngày vừa qua.

Hiện tại, các địa phương cũng đã nắm thông tin và tổ chức xác minh, đồng thời khuyến cáo người dân trước các chiêu trò thu gom thổi giá các loại nông sản “dị biệt”, trong đó có việc thu mua xác ve sầu. Từ đó, nâng cao cảnh giác của người dân nhằm tránh những trường hợp lùng sục các rẫy cà phê để nhặt xác ve, thậm chí đào bắt ve sầu làm ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng của các loại cây trồng và gây mất trật tự vấn đề an ninh ở vùng nông thôn. Ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho rằng, nếu công tác chỉ đạo, phối hợp, chia sẻ thông tin được thực hiện tốt giữa các đơn vị, thì trong các cuộc họp ở khu dân cư, họp chi bộ, tổ dân phố, ban công tác mặt trận sẽ tuyên truyền nội dung này để người dân nắm bắt, từ đó kịp thời ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

null