Ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu, 6 người nhập viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, rộ lên thông tin nấm mọc từ xác nhộng ve sầu nên bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo. Nhiều người ở Đắk Lắk đào về bán và nấu ăn, gây ra 2 vụ ngộ độc.

Tối 3-6, tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết đang điều trị cho 6 bệnh nhân trong 2 vụ ngộ độc vì ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.

Một trong 6 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Một trong 6 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Theo đó, trưa cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận 2 nhóm gồm 6 bệnh nhân cùng ngụ tại xã Cư KBang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Khi nhập viện, 3 bệnh nhân người lớn có tình trạng lơ mơ, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu không cử động được. Các bệnh nhân còn lại có các biểu hiện nhẹ hơn, tiếp xúc tỉnh, nói chuyện được nhưng yếu tay chân.

Theo bệnh nhân C.C.R. mấy ngày qua, tại địa phương nhiều người đua nhau đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70.000 đồng/kg và cho rằng đây là thức ăn bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo. Trong đó, nhiều người còn đăng bán trên mạng xã hội.

Thấy vậy, người thân trong gia đình anh cũng đi đào được mấy cây nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu quanh nhà và nấu cho mọi người ăn.

Sau khi ăn khoảng 2 giờ, mọi người có biểu hiện bủn rủn chân tay, nôn ói, đau bụng, đi cầu lỏng nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp. Sau đó, các bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị.

Loại nấm mọc từ nhộng ve sầu

Loại nấm mọc từ nhộng ve sầu

Bác sĩ CKI Nguyễn Thiên Phúc, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết năm 2022, bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận một nhóm bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu.

Vụ 6 bệnh nhân nhập viện cùng một thời điểm nhưng lại ăn tại 2 địa điểm khác nhau cho thấy người dân tại xã Cư KBang khai thác và ăn nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu đang khá phổ biến.

Bên cạnh đó, theo các bệnh nhân, loại nấm này đang có người tìm đặt mua và rao bán như một loại đông trùng hạ thảo, đây là điều hết sức nguy hiểm.

"Những loài nấm này tấn công và sống ký sinh trên nhộng ve sầu, chúng sẽ thay thế các mô của vật chủ. Các loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ vật chủ khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài của cơ thể vật chủ. Tùy theo loại nấm ký sinh trên vật chủ, có thể có lợi cho sức khỏe hoặc gây độc cho con người" - bác sĩ Phúc thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.