Giá điện có đang 'gánh' các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Công Thương, các chi phí đầu tư ngoài ngành không được phép đưa vào trong giá thành sản xuất kinh doanh điện cũng như trong tính toán điều chỉnh giá điện.
 
Giá điện có đang ‘gánh’ các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN?
Báo cáo giải trình về công tác điều hành giá điện, Bộ Công Thương cho hay: theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện mới được phép đưa vào trong giá thành sản xuất kinh doanh điện và đưa vào tính toán điều chỉnh giá điện.  Các chi phí đầu tư ngoài ngành không được phép đưa vào.
Thực hiện theo quy định trên, hàng năm, căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN.
Chi phí sản xuất kinh doanh điện được tách bạch theo chi phí các khâu, như: phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành.
Năm 2019, Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN. Việc kiểm tra này dựa trên cơ sở báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN, báo cáo tài chính của đơn vị điện lực được kiểm toán.
Sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ đã tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về kết quả kiểm tra, giám sát giá thanh sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN theo đúng quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Về thông tin cho rằng giá điện đang phải “gánh” các chi phí, lỗ đầu tư ngoài nghành của EVN, Bộ Công Thương khẳng định các khoản đầu tư ngoài ngành cơ bản đã được EVN thoái hết vốn nên không có các khoản lỗ đầu tư ngoài ngành.
Cụ thể, EVN đã thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện với tổng giá trị vốn thoái vốn thành công theo mệnh giá thực hiện là 2.214 tỷ đồng, tổng giá trị vốn thu về 2.341 tỷ đồng, thặng dư vốn 127 tỷ đồng.
Riêng khoản vốn đầu tư còn lại 7,5% vốn điều lệ tương ứng 187,5 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực đang kinh doanh có lợi nhuận và trả cổ tức hàng năm sẽ được EVN thực hiện thoái vốn trong năm 2019.
“Các khoản chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán và không bao gồm các khoản chi phí đầu tư ra ngoài nghành của EVN. Việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân đã được EVN, Bộ Công Thương thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xác định mức giá bán lẻ điện bình quân”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Cũng tại báo cáo giải trình này, Bộ Công Thương đã cho biết các thông số đầu vào tính giá điện 2019 để lý giải nguyên nhân tăng giá bán lẻ điện bình quân.
Cụ thể, về giá than, giá than nội địa bán cho sản xuất điện từ đầu năm 2019 đã được điều chỉnh tăng 2 lần (lần 1 từ này 5/1/2019, lần 2 từ ngày 20/3/2019). Hai đợt điều chỉnh này làm chi phí mua điện dự kiến tăng thêm 5.412 tỷ đồng.
Ngoài ra, do nguồn than nội địa không đủ để phục vụ sản xuất điện năm 2019, một số nhà máy điện phải sử dụng than trộn (trộn than nội địa và nhập khẩu) có giá than cao hơn nhiều so với giá than nội địa cùng chủng loại. Việc điều chỉnh này làm chi phí mua điện dự kiến tăng 1.920 tỷ đồng.
Về giá dầu thế giới (dầu HSFO) để tính giá khí thị trường, giá đã tăng 2,78% làm chi phí mua điện dự kiến tăng 946,5 tỷ đồng.
Giá khí trong bao tiêu cũng tăng 44,03% từ ngày 20/3/2019, khiến chi phí mua điện dự kiến tăng thêm 5.852 tỷ đồng.
Giá khí trên bao tiêu theo giá thị trường tăng 0,23% làm chi phí mua điện dự kiến tăng hơn 589 tỷ đồng.
Giá điện cho các nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng cho năm 2019 (Biểu giá chi phí tránh được) tăng 1,83%, làm tăng chi phí mua điện dự kiến thêm 267 tỷ đồng.
Tỷ giá USD tăng 1,367% làm tăng chi phí mua điện dự kiến thêm 1.218 tỷ đồng.
Chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện là 3.825 tỷ đồng.
Cộng dồn lại, các yếu tố trên làm tăng chi phí mua điện 2019 khoảng 20.000 tỷ đồng.
Như vậy, với các thông số đầu vào chính nêu trên và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cho sản xuất kinh doanh điện của EVN chỉ ở mức 3%, giá điện bình quân năm 2019 là 1.864,44 đồng/kWh, tương ứng tăng 8,36%.
Phương án tăng giá điện này chưa bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện dự kiến năm 2018 của các nhà máy điện (khoảng 3.266 tỷ đồng) vào năm 2019.
Nếu bổ sung thêm chi phí này, tổng chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện là 7.090,8 tỷ đồng, khi đó giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 sẽ là khoảng 1.879,90 đồng/kWh, tương ứng tỷ lệ tăng 9,26%.
Lê Nguyễn (VNF) 

Có thể bạn quan tâm

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.