Giá điện chưa minh bạch người dân vẫn còn bất an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điều người dân và dư luận quan tâm hơn hết chính là cách thức phân bổ chi phí và minh bạch hóa chi phí trong cơ cấu giá điện.
Giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 đã chính thức được điều chỉnh tăng 8,36% từ ngày 20/3 vừa qua. So với giá bán điện bình quân trước đó (1.720,65 đồng/kWh), giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 sau khi điều chỉnh sẽ tương ứng vào khoảng 1.864,44 đồng/kWh. Tuy nhiên, tổng hóa đơn sử dụng điện của nhiều hộ tiêu dùng trong kỳ tháng 4 đã tăng cao đột biến, dẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận.
Và mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có giải thích nguyên nhân khiến tiền điện của khách hàng tăng cao trong tháng, như do tăng giá điện bán lẻ bình quân; do thời tiết nắng nóng; thời gian sử dụng điện tháng 3 dài ngày hơn so với những tháng trước đó… nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, cách tính giá điện như hiện nay của EVN là bất cập và có phần chưa công khai minh bạch, nghi ngờ nhiều chi phí khác của EVN đã được tính vào giá điện.
 
Giá thành điện của Việt Nam chưa cạnh tranh được là vì còn quá cao do vấn đề thất thoát, lãng phí rất lớn.
Theo như nhận xét của PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), vấn đề lớn nhất dẫn đến việc người dân kêu ca về giá điện hiện nay, đó là sự minh bạch trong việc công khai số liệu đầu ra - đầu vào, số liệu lãi - lỗ của ngành điện. Mặc dù EVN đã công khai số liệu cũng như thực hiện kiểm toán, nhưng những tài liệu ấy vẫn chưa đủ để phản ánh sự công khai và minh bạch - điều mà người dân muốn biết.
“Người dân cần được biết vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh của ngành điện từ đâu ra? Việc huy động vốn được thực hiện như thế nào? Đầu tư vào sản xuất kinh doanh điện ra sao và lãi thu về là bao nhiêu…? Đặc biệt là những chi phí đầu vào của ngành điện như giá than, giá khí… để ra từ đó có giá điện cuối cùng. Những vấn đề này liên quan đến tiêu chí quản lý, đầu tư…nhưng khi được hỏi đến tính minh bạch thì EVN vẫn chưa giải quyết được”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.
Cùng quan điểm này, Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, khi nói đến câu chuyện giá điện, điều người dân và dư luận quan tâm hơn hết không phải là tính hợp lý của việc tăng giá điện, mà ở cách thức phân bổ chi phí và minh bạch hóa chi phí trong cơ cấu giá điện. “Khi vẫn còn những yếu tố thiếu minh bạch thì chắc chắn dư luận vẫn chưa thể đồng thuận”, ông Doanh đánh giá và nhấn mạnh đến vai trò của mặt hàng điện, đó là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, nên giá điện tăng sẽ kéo theo việc các hộ sản xuất bị tăng chi phí, từ đó đẩy giá thành sản phẩm tăng và làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giới chuyên gia cũng nhận định, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có kinh doanh ngoài ngành và đến nay vẫn còn nhiều tồn tại lớn. Nếu xét theo luật và bất cứ theo tiêu chí nào thì việc kinh doanh ngoài ngành này là sai. Bởi EVN là một doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước giao tiền để thực hiện sản, xuất kinh doanh điện phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống dân sinh. EVN không được phép dùng vốn để đầu tư vào sân tennis, đầu tư vào biệt thự… để làm lợi cho ngành mình như đã từng làm gây ra thất thoát vốn cùng nhiều hệ lụy khác.
Để giải quyết tình trạng này, theo quan điểm của PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh thì ngành điện có thể hoàn toàn làm như các nước trên thế giới, đó là thực hiện cổ phần hóa. Nhưng để phá thế độc quyền của ngành điện lại là vấn đề rất khó, vì khi muốn có thêm nhiều nhà cung cấp điện, tạo ra thị trường bán điện cạnh tranh sẽ liên quan rất nhiều đến cơ sở hạ tầng, đường dây truyền tải… đặc biệt liên quan đến an ninh quốc gia và an ninh năng lượng.
“Nếu có quá nhiều đường dây sẽ dẫn đến lãng phí mà lại không hiệu quả, nên đối với ngành điện sẽ rất khó có doanh nghiệp khác cạnh tranh được nên vẫn phải giữ độc quyền”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nêu quan điểm.
Tuy nhiên, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cũng chỉ ra rằng, ở một số quá trình như sản xuất điện, trung chuyển điện, phân phối và giá bán lẻ điện hoàn toàn vẫn có thể cạnh tranh được. Sở dĩ giá thành điện của Việt Nam chưa cạnh tranh được là vì còn quá cao do vấn đề thất thoát, lãng phí rất lớn.
Thất thoát trên mạng lưới điện của Việt Nam so với các nước trong khu vực là rất cao dù trong 20 năm qua, ngành điện đã cố gắng giảm lượng tổn hao, thất thoát… Ngoài ra, giá thành điện cao còn do rất nhiều nguyên nhân như khác như do thất thoát, do kinh doanh ngoài ngành, lỗ tỷ giá… nên ngành điện rất khó công khai minh bạch những vấn đề như thế này.
“Ngay như việc tăng giá điện 8,36% như vừa qua, nhiều người sẽ đặt câu hỏi cho Bộ Công Thương cũng như ngành điện, đó là dựa vào cơ sở nào để tăng ở mức đó? Mức tăng đó có đúng là tăng 8,36% hay lại là con số khác? Nếu căn cứ theo biểu giá bán lẻ điện bình quân, mức tăng 8,36% là số lượng tăng bình quân nhưng lại chỉ có 2 mức giá dưới mức trung bình, còn lại 4 mức giá đang cao hơn giá bán lẻ điện bình quân.
“Điều này dẫn đến tình trạng người dân kêu ca từ Nam ra Bắc là do giá điện đã tăng từ 30 - 50% mà không phải hóa đơn điện tăng 30 - 50%. Việc tăng giá điện như hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh lý giải.
Hải Bằng (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

(GLO)- Kawasaki Ninja ZX-10R là mẫu sportbike đỉnh cao, được trang bị công nghệ hiện đại và sức mạnh vượt trội từ đường đua MotoGP. Với thiết kế khí động học cùng hiệu suất đáng kinh ngạc, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những tín đồ đam mê tốc độ và trải nghiệm đua xe chuyên nghiệp.