Giá cà phê trong nước vẫn đang thiết lập kỷ lục mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chênh lệch giữa giá cà phê Robusta và Arabica đang thu hẹp lại, với tốc độ tăng giá hiện nay, cà phê Robusta sẽ sớm vượt qua Arabica.

Ngày 22-3, giá cà phê trong nước tiếp tục lập kỷ lục mới ở mức bình quân 95.100 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê trong nước đã tăng hơn 2 lần.

Trong khi đó, giá cà phê thế giới giao dịch trên sàn London là 3.385 USD/tấn với kỳ hạn giao tháng 5-2024, so với mức 2.130 USD/tấn (giao tháng 5-2023) tăng 59%.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn New York hôm nay ở mức 4.090 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 5-2024, tức chỉ cao hơn đôi chút (tăng 3%) khi so sánh cùng thời điểm năm ngoái là 3.970 USD/tấn.

Tính theo giá quốc tế, hiện cà phê Robusta đã bằng 83% giá của cà phê Arabica. Việt Nam là quốc gia có lợi thế về cà phê Robusta, chiếm sản lượng gần như tuyệt đối trong khi cà phê Arabica chỉ trồng được ở một số nơi có địa hình cao như: Lâm Đồng, Sơn La,…

Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), trong 2 tháng đầu năm 2024, về cà phê nhân xanh, Việt Nam đã xuất khẩu 353.456 tấn cà phê Robusta (chiếm hơn 97%) và 9.617 tấn cà phê Arabica (chiếm gần 3%). Điều này cho thấy, cà phê Việt Nam đã hưởng lợi trong đợt tăng giá cà phê toàn cầu này.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Vicofa, nói rằng từng có thời điểm giá cà phê Robusta chỉ bằng 1/3 giá cà phê Arabica và thường xuyên giá cà phê Robusta chỉ bằng 50% giá cà phê Arabica.

Cà phê Robusta đang thu hẹp khoảng cách với cà phê Arabica.
Cà phê Robusta đang thu hẹp khoảng cách với cà phê Arabica.

Tuy nhiên, sự thay đổi về giá cả gần đây đã làm cho sự chênh lệch giữa cà phê Robusta và cà phê Arabica ngày càng giảm. Ông Thái Như Hiệp cho biết: "Không loại trừ khả năng trong tương lai cà phê Robusta sẽ có giá cao hơn cà phê Arabica".

Phó Chủ tịch Vicofa cho biết cà phê Robusta đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng trong những năm gần đây và được các chuyên gia rang xay trên toàn cầu tích hợp vào quy trình chế biến. Trên thế giới, cà phê Robusta hiện chiếm tỉ lệ từ 40-50% trong số các loại cà phê rang xay phổ biến, tăng từ mức 20-30% như trước đây. Đối với cà phê hòa tan, Robusta đang chiếm ưu thế nhờ hàm lượng caffeine cao và nhiều đặc tính độc đáo khác.

Có thể nói các nhà rang xay và chế biến cà phê trên toàn cầu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Robusta của Việt Nam nhưng lại quen với việc định giá thấp để có lợi nhuận cao. Khi đó, người nông dân trồng cà phê Việt Nam bị ép giá nên đã chuyển đổi cây trồng. Người nông dân không thể bám trụ với cây cà phê khi lợi nhuận hằng năm không được 100 triệu đồng/ha còn cây sầu riêng là 500-700 triệu đồng/ha"-ông Hiệp phân tích.

Do đó, thế giới cần nguồn cà phê Việt Nam thì phải trả giá cao hơn, không thể nào về mức dưới 50.000 đồng/kg như trước đây.

Phân biệt giữa cà phê Robusta và Arabica

Cà phê Robusta thường được trồng ở vùng nhiệt đới, có vị đắng và chứa hàm lượng caffeine cao – giá thành sản xuất thấp hơn do ít đòi hỏi về kỹ thuật. Cà phê Arabica có hàm lượng caffeine thấp, hương vị nhẹ nhàng được trồng ở những nơi có địa hình cao và thường có giá thành sản xuất cao.

Có thể bạn quan tâm

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

(GLO)- Ram 1500 Laramie là phiên bản cao cấp trong dòng bán tải Ram 1500, mang đến sự kết hợp giữa sức mạnh vượt trội và nội thất sang trọng. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu công việc, Ram 1500 Laramie còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự tiện nghi và phong cách. 

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.