Gặp gỡ tác giả ca khúc “Còn chút gì để nhớ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

* Chào nhạc sĩ Phạm Duy. Xin nhạc sĩ cho biết đôi điều về việc hồi hương của mình và những cảm nghĩ về âm nhạc Việt Nam?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc sĩ Phạm Duy

Tôi và gia đình đã định cư nhiều năm tại Hoa Kỳ. Năm nay tôi đã 90 tuổi, vợ tôi đã qua đời tại Mỹ. Tôi giao lại tất cả những gì tôi có được cho con cháu tôi và tôi xin Chính phủ Việt Nam cho phép tôi được quay về sinh sống tại quê hương Việt Nam. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới nhưng rồi thấy chẳng nơi nào bằng quê hương mình. Nơi ấy có kho tàng âm nhạc truyền thống vô giá mang sắc thái riêng và độc đáo, trữ tình làm lay động lòng người. Hơn nữa, Việt Nam là quê hương tôi- nơi tôi chôn nhau cắt rốn, đã từ lâu có trong máu thịt của mình.

Những cây đa, bến nước, con đò, làng mạc, đồng quê, thị thành, núi rừng, biển cả đã làm nên bức tranh Việt Nam yêu dấu. Người Việt ai cũng đau đáu nhớ quê khi phải xa cách. Những năm tháng chiến tranh đã qua, tôi thích cảnh hòa bình của quê hương. Do vậy, tôi đã quay về.

Chúng ta có nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc, lâu đời, trong đó có nhiều dân tộc anh em, có sắc thái âm nhạc khác nhau làm cho âm nhạc Việt Nam càng phong phú và đa dạng. Ngày nay, cuộc sống đã phát triển, âm nhạc có điều kiện để bảo tồn và phát triển.

Tôi là người đầu tiên phục hồi và phát triển âm nhạc các dân tộc Tây Nguyên. Nếu không làm như vậy, các dòng nhạc ngoại sẽ xâm nhập tạo ra sự lai căn mất gốc của nền âm nhạc nước nhà. Tuy nhiên, sự tiếp thu cái mới để tận hưởng nghệ thuật của nhân loại cũng là quan trọng. Tôi đang quan tâm vấn đề này.

* Nhạc sĩ cho biết cơ duyên nào mà ông đã phổ nhạc bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định viết về Pleiku.

50 năm trước tôi đã đi nhiều tỉnh Tây Nguyên, ngày tháng tôi không còn nhớ rõ (tất cả đã có trong máy). Trong dịp đó, tôi gặp anh Vũ Hữu Định đang ở đấy và làm thơ. Anh ấy đã đưa cho tôi bài thơ “Còn chút gì để nhớ”, và tôi đã phổ nhạc tại đó. Cũng dịp ấy, tôi đã nghiên cứu phục hồi và phát triển nhạc dân tộc Tây Nguyên. Tôi đã viết nhiều ca khúc như: “Chiêng trống Cồng” viết về âm điệu chiêng cồng... và “Một mẹ trăm con” viết về truyền thuyết cội nguồn dân tộc... Còn nhiều lắm, bây giờ tôi không nhớ hết, phải mở máy mới biết được. Ngoài ra, tôi còn làm nhạc cảnh “Mối tình sơn nữ” (nhạc dân tộc). Ca khúc “Còn chút gì để nhớ” tôi dùng âm giai của người dân tộc do vậy đã có âm hưởng và sâu lắng đối với người nghe, nhất là những ai đã từng xa Pleiku.

* Nhạc sĩ có định thăm lại Pleiku nhân dịp Festival Cồng chiêng Quốc tế Gia Lai lần thứ I diễn ra tại Pleiku không?

Tôi muốn lắm. Nhưng tuổi già, đi xa bất tiện quá!

* Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Duy. Chúc nhạc sĩ sức khỏe!

Xuân Trường (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null