Đức Cơ tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” ngày càng đi vào chiều sâu, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai mô hình điểm hỗ trợ phát triển sản xuất trong làng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2022.
Mô hình được triển khai tại làng Sung Le Tung (xã Ia Kla) với 6 hộ dân tộc thiểu số nghèo tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ sinh kế (tương đương 15 triệu đồng từ nguồn Quỹ Cứu trợ tỉnh) để nuôi heo, bò hoặc dê theo nhu cầu thực tế của gia đình.
Khi chúng tôi đến, bà Kpuih Djuch (làng Sung Le Tung) dắt bò từ bãi chăn thả gần nhà về chuồng. Sau khi cột dây chắc chắn, bà còn rải thêm một lớp rơm khô dưới nền chuồng rồi mới yên tâm rời đi. Bà cho hay: Tháng 6-2021, bà cùng với 5 hộ dân trong làng được hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế. Trong khi một số hộ đề xuất nuôi heo đen, nuôi dê thì bà chọn nuôi bò. “Tôi già rồi, không đủ sức làm ruộng, làm rẫy nên chỉ có thể nuôi bò. Hôm nào chân tay đau nhức, người mệt không đi chăn thả được thì nhờ con cháu cắt cỏ giúp. Hiện bò sắp đẻ nên phải chăm sóc cẩn thận”-bà Djuch chia sẻ.
Tương tự, 3 mẹ con chị Ksor Hngoi (cùng làng) không giấu được niềm vui khi nhận 1 cặp heo đen đúng như nguyện vọng. Chị Hngoi kể: “Trước đây, mình dắt theo 2 con nhỏ vào tỉnh Bình Dương làm công nhân. Dịch bệnh nên thu nhập bấp bênh, các con đi học cũng cần người đưa đón. Vì vậy, mình quyết định trở về làng mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Nhờ sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, 3 mẹ con mình đã có thêm cơ hội thoát nghèo”.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kla Rơ Lan Hiền (bên phải) hướng dẫn gia đình bà Kpuih Djuch chăm sóc bò. Ảnh: Phương Dung
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kla Rơ Lan Hiền (bên phải) hướng dẫn gia đình bà Kpuih Djuch chăm sóc bò. Ảnh: Phương Dung
Tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp trong vườn nhà để giảm chi phí chăn nuôi cộng với áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nên đàn heo của chị Hngoi đã tăng lên 10 con và đang chuẩn bị đón lứa heo tiếp theo. “Có người đến nhà hỏi mua heo giống với giá 120 ngàn đồng/kg nhưng mình không bán. Mình sẽ làm thêm chuồng và cố gắng chăm sóc thật tốt để đàn heo phát triển khỏe mạnh, sinh sản đều. Có như thế mới sớm thoát nghèo và để những hộ khác học tập làm theo”-chị Hngoi nói.
Từ mô hình điểm này, một số xã và thị trấn cũng học tập, làm theo. Ông Rơ Châm Tung-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Nan-cho hay: “Với số tiền do cấp trên hỗ trợ, chúng tôi mua 1 cặp heo giống tặng gia đình bà Rơ Châm H’Lal (làng Tung). Đây là hộ nghèo, neo người và ít đất sản xuất. Cặp heo của gia đình bà H’Lal đã sinh sản lứa đầu tiên. Chúng tôi cũng hy vọng gia đình bà sẽ thoát nghèo trong năm nay”.
Trao đổi với P.V, ông Siu Thil-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ-cho biết: Sở dĩ huyện xây dựng mô hình điểm là để việc hỗ trợ mang tính tập trung và vai trò của Mặt trận cũng như các tổ chức thành viên đều được phát huy. Các đơn vị sẽ phối hợp và phân công việc phụ trách theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ dân từ kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh đến tuyên truyền, vận động thay đổi thói quen trong sinh hoạt, hướng đến việc thực hiện nếp sống văn minh hơn. “Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình điểm tại làng Sung Le Tung bước đầu mang lại hiệu quả. Vật nuôi được chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên phát triển khỏe mạnh, sinh sản đều. Mặt khác, nhận thức của người dân cũng dần nâng lên. Đến nay, 95% hộ dân trong làng đã chủ động rào vườn, 100% hộ dân đào hố rác sau nhà để thu gom rác thải và nhiều hộ biết trồng rau, trồng cây ăn quả xen trong vườn, chăm sóc cây cà phê, điều và làm chuồng để nuôi nhốt gia súc”-ông Thil nói.
PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.