Đức Cơ đẩy mạnh trồng rừng tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai các giải pháp đẩy nhanh việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Đồng thời, huyện cũng tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để trồng cây công nghiệp dài ngày.
Xã Ia Pnôn có hơn 121 ha đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm. Trong số đó có 12,5 ha đã trồng cây điều, 103 ha trồng cây ngắn ngày, hơn 1,1 ha trồng cây lâu năm khác và 5,1 ha còn để trống. Năm 2017, xã được huyện chọn tổ chức thí điểm trồng rừng tập trung và cây phân tán. Ia Pnôn cũng là xã đầu tiên của huyện vận động được người dân tự nguyện kê khai diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để đăng ký trồng rừng. Theo đó, xã đã vận động được 6 hộ dân trồng rừng tập trung với diện tích 9,6 ha và trồng được 34.318 cây phân tán.
 Diện tích rừng trồng của gia đình anh Ksor Đúy (xã Ia Pnôn) đang phát triển tốt. Ảnh: N.S
Diện tích rừng trồng của gia đình anh Ksor Đúy (xã Ia Pnôn) đang phát triển tốt. Ảnh: N.S
Là một trong những hộ ở xã Ia Pnôn tự nguyện kê khai diện tích rẫy đang sản xuất trên đất lâm nghiệp và đăng ký trồng rừng, anh Ksor Đúy (làng Bua) cho biết: Sau khi nghe cơ quan chuyên môn và chính quyền xã tuyên truyền, tôi đã chuyển đổi cây trồng ngắn ngày là mì và lúa rẫy sang trồng keo lai, bạch đàn trên diện tích gần 3 ha. Trước đó, tôi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để phát dọn thực bì, hỗ trợ cây giống để trồng, được cán bộ nông nghiệp của huyện và xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây rừng. Đến nay, diện tích rừng trồng đang phát triển tốt. Trước mắt, khi cây keo lai và bạch đàn chưa lớn, tôi tranh thủ trồng xen cây mì và lúa rẫy để có nguồn thu nhập, có lúa ăn. Tôi hy vọng việc chuyển đổi cây trồng này sẽ giúp gia đình thoát nghèo.
Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, năm 2018, xã Ia Pnôn tiếp tục vận động được 7 hộ dân tham gia trồng rừng với diện tích trên 18 ha. Các loại cây được đưa vào trồng gồm: keo lai, gáo, sao xanh, xoan… Ông Nhâm Văn Tiến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn-cho biết: Để đạt được kết quả trên, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ tích cực tuyên truyền đến người dân về chủ trương, chính sách bảo vệ và phát triển rừng; chính sách trồng rừng; chủ trương thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển sang cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Qua đó, người dân đã nhận thức được ý nghĩa, lợi ích của việc trồng rừng đối với việc bảo vệ môi trường cũng như góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, xã cũng huy động các tổ chức đóng góp ngày công giúp người dân trồng rừng.
Cùng với xã Ia Pnôn, các xã Ia Lang và Ia Din cũng đã vận động người dân tự nguyện kê khai diện tích rừng bị lấn chiếm, đăng ký chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Đến nay, xã Ia Lang đã lập hồ sơ thu hồi đất lâm nghiệp và giao đất cho 3 hộ dân trồng rừng với diện tích 8,3 ha; xã Ia Din có 10 hộ đăng ký trồng rừng với diện tích 18,4 ha. Theo phương án thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng trên địa bàn huyện Đức Cơ giai đoạn 2017-2019, tổng diện tích đất rừng cần thu hồi, chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp (không tính diện tích Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ thực hiện theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT) là hơn 1.328 ha. Trong đó, xã Ia Kla 756,9 ha, Ia Kriêng 314,8 ha, Ia Lang hơn 11 ha, Ia Nan 11,7 ha, Ia Pnôn 121 ha, Ia Din 111,6 ha. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đã được người dân trồng điều với hơn 1.156 ha, trồng cây hàng năm hơn 141 ha, đất trống 28,7 ha và đất trồng cây lâu năm khác 1,1 ha. Do đó, UBND huyện Đức Cơ đã đưa ra kế hoạch thu hồi năm 2017 là 9,6 ha, năm 2018 thu hồi 31,7 ha và năm 2019 thu hồi hơn 128,7 ha. Đối với diện tích đã trồng điều, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát và đề nghị UBND tỉnh cho phép công nhận đây là loại cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp. Với diện tích đất rừng bị lấn chiếm đang trồng cây hàng năm hoặc đất trống thì tiến hành thu hồi và giao lại cho các hộ dân trồng rừng (ưu tiên các hộ đang trực tiếp canh tác trên diện tích đất bị thu hồi, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, hộ nghèo, hộ thiếu đất sản xuất).
Với sự nỗ lực của các ngành và địa phương, từ năm 2017 đến nay, huyện Đức Cơ đã vận động người dân trồng được gần 73 ha rừng tập trung trên diện tích đất rừng được kê khai. Tuy nhiên, công tác này hiện còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thành Nhuận-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ-cho hay: Qua điều tra, khảo sát, phần lớn diện tích lấn chiếm là của đồng bào dân tộc thiểu số đã sản xuất lâu năm và trồng cây công nghiệp dài ngày, cho thu nhập ổn định. Đa phần người dân chưa quen với trồng rừng để được hưởng lợi, còn trông chờ, ỷ lại. Mặt khác, trồng rừng 5-7 năm mới cho khai thác nên người dân cũng đang băn khoăn về nguồn thu nhập. Các hộ đăng ký trồng rừng đa phần là hộ nghèo trong khi nguồn hỗ trợ còn hạn chế nên không có nguồn kinh phí, nhân lực để phát dọn thực bì, mua cây giống...
Về vấn đề này, ông Trịnh Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: “Trước mắt, chúng tôi triển khai việc thu hồi và trồng rừng tập trung trên diện tích đất đang trồng cây hàng năm. Về lâu dài, huyện sẽ vận động người dân chuyển đổi một số diện tích cho năng suất thấp, không phù hợp với cây điều và cây cà phê để triển khai trồng rừng. Các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện cũng như của xã được giao phụ trách các địa bàn cần tích cực giúp các địa phương trong vấn đề tuyên truyền việc thu hồi đất rừng để chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp”.
Nam Sang

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).