Doveco: Thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả không chỉ ở thị trường nội địa mà cả ở thị trường quốc tế. Hiện nay, sản phẩm của DOVECO xuất khẩu đến 50 quốc gia, tập trung chủ yếu vào thị trường các nước như: Nhật Bản (10%), Mỹ (13%), Israel (27%), EU (33%)... 
Các sản phẩm xuất khẩu chiến lược của DOVECO chủ yếu là: dứa lạnh 14,6%, dứa hộp 13,8%, nước dứa cô đặc 25%, nước chanh dây cô đặc 24%, vải lạnh 8,5%, mơ lạnh 3,8%, rau chân vịt 3,1%, các loại khác 7,2%. Còn với thị trường trong nước, sản phẩm của DOVECO đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn nhỏ và đang chiếm một thị phần lớn.
 
Trung tâm chế biến rau quả của DOVECO có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Gia Lai, nằm trong Cụm Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang trên diện tích gần 6 ha. Dự án gồm tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại do Italia, Đức, Nhật Bản sản xuất. Hiện nay, dây chuyền Trung tâm chế biến rau quả của DOVECO tại Gia Lai có thể chế biến 300 tấn nguyên liệu chanh dây/ngày, 500 tấn dứa/ngày và 200 tấn xoài/ngày. Ngoài ra, trung tâm còn có thể chế biến hàng trăm tấn chuối, bơ, thanh long, bắp ngọt, đậu bắp, khoai lang… Trong năm 2021, Trung tâm chế biến rau quả của DOVECO tại Gia Lai đã sản xuất hơn 32.800 tấn sản phẩm rau quả các loại. Kim ngạch xuất khẩu đạt 68,95 triệu USD.
 
 
 
Ngoài việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đơn vị chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu bền vững phù hợp với công suất của nhà máy. Năm 2021, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DOVECO vẫn luôn duy trì và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Theo đó, DOVECO tự trồng 200 ha chanh dây, hơn 1.500 ha dứa. Ngoài việc chủ động vùng nguyên liệu sẵn có, đơn vị còn liên kết với hơn 500 hộ dân trồng 1.500 ha chanh dây và bao tiêu sản phẩm trên diện tích 4.000 ha, tập trung tại địa bàn các địa phương như: Phú Thiện, Kông Chro, thị xã An Khê, huyện Ia Pa, Đak Pơ, Ia Grai, Đak Đoa, Mang Yang, Kbang và các địa phương của tỉnh Đak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Đak Nông. Chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, vùng nguyên liệu của DOVECO đạt gần 25.000 ha. Trong năm 2022, đơn vị đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích liên kết lên đến 50.000 ha.Việc hợp tác, liên kết giữa DOVECO với nông dân sản xuất nguyên liệu bước đầu đã có kết quả tốt đẹp, hứa hẹn sự kết nối bền vững, chặt chẽ và hiệu quả giữa các bên, tạo tiền đề cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao ở tỉnh Gia Lai nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung. Ngoài việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, DOVECO cũng góp phần tạo việc làm ổn định cho 450 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 10,5 triệu đồng/người/tháng. 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.