Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 2,46 ha rừng tự nhiên để triển khai Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Công văn số 656/TTg-NN gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT; HĐND, UBND 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng 2,46 ha rừng tự nhiên trên địa bàn 2 tỉnh này để thực hiện Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng theo đề xuất, kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trong đó, tỉnh Gia Lai có 1,02 ha (gồm 0,78 ha rừng phòng hộ, 0,24 ha rừng sản xuất); tỉnh Kon Tum có 1,44 ha (gồm 0,53 ha rừng phòng hộ, 0,91 ha rừng sản xuất).
Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng công suất 360 MW gồm 2 tổ máy có tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý IV-2024. Ảnh: Minh Nguyễn
Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng công suất 360 MW gồm 2 tổ máy có tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý IV-2024. Ảnh: Minh Nguyễn

Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung thẩm định, tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và các nội dung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án. 

Ủy ban nhân dân 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum chịu trách nhiệm trước pháp luật các thông tin về tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và các nội dung liên quan trong hồ sơ đề nghị thẩm định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án trên; đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra kỹ, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng; rà soát nhu cầu thực tế, xác định vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng, đảm bảo thống nhất giữa hồ sơ và thực địa, phù hợp với chỉ tiêu đất rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nghiêm nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật; rà soát, bổ sung vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện liên quan, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để triển khai Dự án, đúng quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đảm bảo sử dụng rừng, đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước, tham nhũng và gây khiếu kiện mất trật tự xã hội.
Hội đồng nhân dân 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai Dự án.
NGUYÊN VÕ (tổng hợp)
Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 2,46 ha rừng tự nhiên để triển khai Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.