Đón xuân nơi cửa ngõ chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi nhà nhà nô nức du xuân, lực lượng chức năng ở các chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ vào tỉnh Gia Lai vẫn phải làm việc ngày đêm để rà soát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. 
Các phương tiện qua chốt Sao Mai đều được kiểm tra y tế
Người dân đi qua chốt kiểm soát Sao Mai đều phải kiểm tra y tế. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Những ngày này, người và phương tiện vẫn nườm nượp đi qua chốt kiểm soát Sao Mai (xã Ia Khươl, huyện Chư Păh), ranh giới giữa tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đây là một trong 4 chốt kiểm soát được UBND tỉnh thành lập nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Đại úy Nguyễn Văn Công-cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh), tổ trưởng phụ trách chốt Sao Mai-cho hay: Hiện tại, toàn chốt có 34 người thuộc nhiều lực lượng như Cảnh sát Giao thông, Thanh tra Giao thông, nhân viên y tế của tỉnh và huyện. Anh em được chia làm nhiều ca trực để kiểm soát liên tục 24/24 giờ với nhiệm vụ dừng, kiểm tra công tác phòng dịch bệnh trên các phương tiện giao thông đường bộ vào địa bàn tỉnh.
Người dân qua chốt sẽ được kiểm tra thân nhiệt. Với những người đến từ các địa phương có yếu tố dịch tễ sẽ phải khai báo y tế. Các camera an ninh cũng được lắp đặt để có thể giám sát tình hình nơi đây. Tại chốt kiểm soát cũng có khu vực sẵn sàng cách ly, chăm sóc y tế cho các trường hợp có biểu hiện khả nghi. 
Người dân buộc phải sát khuẩn tay và đo thân nhiệt
Người dân đi qua chốt kiểm soát buộc phải sát khuẩn tay và đo thân nhiệt. Ảnh: Lê Văn Ngọc

“Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng lượng người từ Kon Tum xuống Gia Lai vẫn khá nhiều. Để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, chúng tôi cương quyết yêu cầu người dân qua chốt phải sát khuẩn tay và kiểm tra thân nhiệt. Anh em cũng xác định đón Tết ở chốt vì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu"-Đại úy Công chia sẻ. 
Theo thống kê sơ bộ, trong ngày mùng 1 Tết, có 300 lượt xe ô tô, 315 lượt xe máy, 35 lượt xe taxi, 12 lượt xe tải... đi qua chốt Sao Mai. Lực lượng tại đây đã kiểm tra thân nhiệt gần 1.700 người. Con số này dự báo sẽ tăng cao từ ngày mùng 2 Tết khi lượng người từ tỉnh Kon Tum đổ về Gia Lai ngày càng nhiều, áp lực đặt lên các cán bộ, chiến sĩ tại chốt càng gia tăng.
Ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-cho biết: “Ủy ban nhân dân huyện đã cử các lực lượng phối hợp với các đơn vị của tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ ở chốt Sao Mai. Lãnh đạo huyện cũng đến thăm, động viên, chia sẻ sự khó khăn với anh em tại chốt để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19”.  
Bác sĩ Lê Công Tính-Trung tâm Y tế huyện Chư Păh-bộc bạch: “Mùng 1 Tết, tôi phải trực ở bệnh viện, Mùng 2 tiếp tục phải tăng cường tại chốt nên Tết này vợ con cũng chạnh lòng. Ban đêm ở chốt, lượng người qua lại ít hơn nhưng vẫn phải túc trực để không bỏ lọt trường hợp nào. Anh em nào mệt quá thì ngả lưng một chút trên chiếc ghế xếp ở trong lều bạt cho đỡ mỏi chứ thực tế cũng không chợp mắt được vì gió lùa lạnh lắm". 
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn phương tiện tại chốt xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn phương tiện tại chốt xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tại chốt kiểm soát ở xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa), nơi giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Phú Yên, công tác kiểm soát dịch bệnh được triển khai rất chặt chẽ vì đây là địa phương có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tại đây, trong ngày mùng 1 Tết, lực lượng chức năng đã tiến hành đo thân nhiệt gần 180 người, khai bao y tế với 69 người, phun khử khuẩn 23 phương tiện. Trong đó có 2 người từ vùng dịch ở tỉnh Bình Dương về huyện Krông Pa đã được báo cáo cho Trung tâm Y tế huyện. 
Thiếu tá Lê Văn Tuấn-cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) chia sẻ: “Từ khi xuất hiện dịch, chúng tôi được tăng cường cho huyện Krông Pa để làm nhiệm vụ kiểm soát y tế. Đến khi khởi động lại chốt kiểm soát phòng-chống dịch thì tôi lại phải tiếp tục làm nhiệm vụ, đón Tết nơi cửa ngõ này. Hơn nửa tháng nay, anh em cắm chốt ở đây chưa được về nhà, điều kiện rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số người gửi cho con gà, cặp bánh, cây giò… để ăn Tết nên anh em cũng cảm thấy ấm lòng, được khích lệ phần nào”. 
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.