Đoán ông Trump thắng cử, Thủ tướng Hungary kêu gọi châu Âu dừng hỗ trợ Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 4/11 cho rằng châu Âu nên cân nhắc lại chính sách hỗ trợ Ukraine tiếp tục xung đột với Nga nếu Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

thu-tuong-orban-anh-afp.png
Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: AFP

Theo nhà lãnh đạo Hungary, "châu Âu không thể một mình gánh chịu gánh nặng xung đột (ở Ukraine)" do ông Trump có quan điểm không ủng hộ tiếp tục xung đột ở Ukraine.

Thủ tướng Orban từng nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024. Ông Orban cho rằng nếu Mỹ chuyển sang ủng hộ hòa bình, châu Âu cũng cần thích nghi. Thủ tướng Hungary cũng liên tục phản đối Ukraine gia nhập NATO.

Tình hình Ukraine sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự khi các lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại thủ đô Budapest của Hungary để họp Cộng đồng Chính trị châu Âu và một hội nghị không chính thức của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Tình hình Ukraine sẽ là chủ đề quan trọng trong các chương trình nghị sự.

Trước đó vào tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto từng nhận định ông Trump là "cơ hội cho hòa bình" ở Ukraine. Mối quan hệ thân thiết với Nga và lập trường phản đối viện trợ Ukraine của Hungary đã khiến Brussels bất bình.

"Châu Âu không thể một mình chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến. Chúng ta cũng cần phải thích nghi nếu Mỹ chuyển sang ủng hộ hòa bình. Đây là điều chúng tôi sẽ thảo luận ở Budapest", ông cho hay.

Tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine hồi tháng 6, 12 quốc gia đã từ chối tuyên bố chung về hội nghị, đồng nghĩa không ủng hộ điều khoản Kiev đệ trình.

Nhà phân tích Harison Kass của tạp chí National Interest mới đây phân tích: Dù có hàng tỷ USD hỗ trợ, tình hình tiền tuyến phần lớn vẫn không thay đổi. Tiếp tục dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài mà không có con đường chiến thắng rõ ràng đặt ra câu hỏi về tính bền vững, do vậy Ukraine nên sớm theo đuổi hòa bình.

Trong khi Nga có những bước tiến nhanh và quan trọng trên các chiến trường, cuộc đua vào nhà Trắng cũng góp phần quyết định cục diện Nga- Ukraine. Nếu ông Trump thắng thế kể như Kiev không còn nhận được sự ủng hộ và viện trợ chủ yếu từ Mỹ, cả những đồng minh phương Tây khác.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.