Điển tích “bể dâu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đời sống hằng ngày, nhất là trong văn chương và âm nhạc, ta thường gặp từ “bể dâu”. Chẳng hạn, câu thơ ở phần đầu Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du Trải qua một cuộc bể dâu hầu như ai cũng thuộc. Hoặc, nhiều bài hát sử dụng từ này trong nhan đề và ca từ như Đời là bể dâu, Cuộc đời bể dâu,…

Người Việt gần như ai cũng hiểu “bể dâu” là gì. Nhưng nguồn gốc của nó không phải ai cũng rõ. Vậy, từ “bể dâu” bắt nguồn từ đâu và có liên quan gì đến nét nghĩa chỉ “những thay đổi trong cuộc đời”?

“Bể dâu” là hình thức thuần Việt rút gọn của một thành ngữ Hán là “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến làm ruộng dâu). Đây là một điển tích. Thành ngữ này gắn liền với những câu chuyện được người đời truyền tụng. Dưới đây là câu chuyện phổ biến nhất.

Theo sách Thần tiên truyện, thời Đông Hán, có ông Vương Phương Bình thông minh học giỏi, thi đỗ cao và được bổ làm quan đến chức Trung tán đại phu. Nhưng ông sớm từ quan để tu tiên học đạo. Khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô (vị thọ tiên trong thần thoại Trung Hoa) đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”.

Mượn từ thành ngữ “thương hải biến vi tang điền” của Trung Hoa, người Việt đã chuyển dịch và rút gọn thành nhiều biến thể khác nhau (như “dâu bể”, “biển dâu”, “bãi bể nương dâu”, “cồn dâu hóa bể”…) để chỉ những thay đổi lớn lao trong cuộc đời; và theo thời gian đã thành tài sản văn hóa Việt.

Ở thời trung đại, điển tích này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều tác phẩm văn học. Sang thời hiện đại, nếu như nhiều điển tích khác bị đào thải thì điển “bể dâu” vẫn được tiếp tục sử dụng trong ngôn ngữ đời sống, văn chương, âm nhạc, và được “từ hóa” (đánh mất dần tư cách điển để thành từ), cho nên có thể hoạt động độc lập và được sử dụng như một từ bình thường.

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

(GLO)- Năm học 2025-2026, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai sẽ tuyển sinh 300 chỉ tiêu cho 4 mã ngành. Đây là năm đầu tiên Phân hiệu thực hiện tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và góp phần nâng cao chất lượng đầu vào ở khu vực Tây Nguyên.

null