Đi tiểu khó, người đàn ông tự cắt đứt “của quý”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khoảng 1 giờ 40 sáng 12-3, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 1 bệnh nhân trong tình trạng dương vật bị cắt rời nham nhở, mất nhiều máu, huyết áp tụt.

Cụ thể, khoảng thời gian trên, bệnh nhân Y.D.N. (SN 1945, trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak) nhập viện trong tình trạng dương vật bị cắt rời.

Các bác sĩ thực hiện thành công nối dương vật bị cắt đứt lìa. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ thực hiện thành công nối dương vật bị cắt đứt lìa. Ảnh: BVCC

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, ê kíp của bệnh viện do bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Hoàng-Trưởng Khoa Ngoại thận-Tiết niệu đã tiến hành phẫu thuật sau 1 giờ để khâu nối dương vật và các mạch máu bị cắt đứt lìa cho bệnh nhân, bảo tồn dương vật.

“Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến đi tiểu không được nên tự cắt dương vật. Đến thời điểm này, bệnh nhân N. đang phục hồi tốt”-bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng thông tin.

Bác sĩ Hoàng thông tin thêm, bệnh phì đại tiền liệt tuyến gây khó tiểu hoặc tiểu đêm nhiều, gây rối loạn cảm xúc. Thông thường, do nhận thức kém, một số bệnh nhân tự dùng các dụng cụ không đảm bảo để tự thông tiểu. “Trường hợp của bệnh nhân N. tự cắt dương vật vì tiểu khó là trường hợp hi hữu”-bác sĩ Hoàng nói.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.