Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm chuyển đổi số, an ninh mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Nội vụ đề xuất mức hỗ trợ 5 triệu đồng đối với mỗi người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng để thu hút nguồn nhân lực này phục vụ trong khu vực công.

Nội dung trên được đề cập tại dự thảo Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.

untitled-8599.jpg
Việc xây dựng Nghị định quy định mức hỗ trợ với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng để thu hút nguồn nhân lực này phục vụ trong khu vực công. Ảnh minh họa M.S. Nguồn dangcongsan.org.vn

Theo dự thảo, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn mạng gồm có: cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về công nghệ thông tin (công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số), an toàn thông tin mạng hoặc an toàn thông tin; giao dịch điện tử theo quy định về vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm chuyên ngành của cơ quan có thẩm quyền; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang phục vụ tại ngũ theo vị trí việc làm.

Với số lượng người đang làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng hiện nay khoảng 13.000 người, Bộ Nội vụ ước tính kinh phí cho việc hỗ trợ là khoảng 65 tỷ đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ông Amyên (bìa trái)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa) và anh Suinh tưới nước cho vườn cà phê của làng. Ảnh: N.H

Dân làng chung tay gây quỹ phục vụ cộng đồng

(GLO)- Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai gây quỹ bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên quỹ đất công để có kinh phí triển khai các phong trào, hoạt động cũng như đóng góp xây dựng, cải tạo hạ tầng.

Nghĩa tình với người dân vùng khó huyện Kông Chro

Nghĩa tình với người dân vùng khó huyện Kông Chro

(GLO)- Ngày 15-3, tại xã Chơ Glong (huyện Kông Chro), Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, trao nhà tình thương và tặng quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo với kinh phí gần 600 triệu đồng.

Ta còn có thể khác đi được không?

Ta còn có thể khác đi được không?

(GLO)- Đó là câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần-tác giả “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đặt ra trong một lần loay hoay trước câu hỏi: Chấp nhận mình đã cũ hay làm gì đó để sống khác chính mình của bao nhiêu năm qua?

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thị xã phối hợp với các đơn vị tài trợ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình em Ksor H'Ban. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa quan tâm chăm sóc trẻ em

(GLO)- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em yếu thế luôn được các ban, ngành, đoàn thể thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) quan tâm. Đây là động lực để các em có thêm niềm tin, vững bước vào tương lai.

Giảm tải “ùn tắc” cho bộ phận cấp căn cước, định danh điện tử

Giảm tải “ùn tắc” cho bộ phận cấp căn cước, định danh điện tử

(GLO)- Sau khi thực hiện chủ trương giải thể Công an cấp huyện, toàn tỉnh Gia Lai chỉ còn 1 đầu mối cấp căn cước công dân, định danh điện tử nên dẫn đến tình trạng quá tải. Theo đó, lực lượng Công an đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để giảm tải “ùn tắc”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.