Đề xuất chi ngân sách gần 358 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quà Tết sẽ được tặng cho hơn 1,7 triệu người có công với cách mạng. Dự kiến, số tiền mua quà trích từ ngân sách Nhà nước là gần 358 tỷ đồng.

 



Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.  

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng. (Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng. (Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN)



Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất hai mức quà Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là 400.000 đồng và 200.000 đồng. Quà Tết sẽ được tặng cho hơn 1,7 triệu người có công với cách mạng. Dự kiến, số tiền mua quà trích từ ngân sách Nhà nước là gần 358 tỷ đồng.

Cụ thể, mức quà 400.000 đồng dành cho người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Mức quà trên cũng được đề xuất tặng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; Thân nhân liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng và thân nhân của hai liệt sỹ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Ngoài ra, mức quà 200.000 đồng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Mức quà này cũng được đề xuất tặng cho người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Đại diện thân nhân liệt sỹ và thờ cúng liệt sỹ (trường hợp liệt sỹ không còn thân nhân).

Hồng Kiều (Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.