Đề nghị chùa Ba Vàng không tiếp nhận công đức các linh vật lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đoàn Giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh trong quá trình kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán, đã đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện đúng quy định về không tiếp nhận công đức các linh vật lạ.

Không sử dụng các sản phẩm biểu tượng, linh vật ngoại lai không phù hợp tại di tích.

Ngày 16/2, Đoàn giám sát công tác quản lý, tổ chức lễ hội dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, làm Trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí).

Gần 100 nghìn du khách, phật tử đến chùa Ba Vàng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Gần 100 nghìn du khách, phật tử đến chùa Ba Vàng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Theo đó, Đoàn Giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã giám sát công tác quản lý, công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Báo cáo Đoàn giám sát, từ ngày 30 Tết đến 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn chùa Ba Vàng đón được 97.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái lễ Phật. Trong dịp lễ Tết, không có hiện tượng thu, đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá tại di tích; không có hiện tượng chèo kéo khách tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa...

Tại nơi thờ tự, tiền thường xuyên được thu gom vào hòm công đức, không có hiện tượng cài, dắt, đặt, giải, thả tiền trên các tay tượng, cây cối, nải quả... gây mất mỹ quan.

Qua kết quả kiểm tra thực tế, đoàn giám sát đánh giá công tác tổ quản lý di tích, tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024 đã được nhà chùa quan tâm triển khai thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội, tín ngưỡng. Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng của chính quyền địa phương và nhà chùa trong công tác tổ chức hoạt động tín ngưỡng.

Đoàn giám sát yêu cầu chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định khác có liên quan.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền những giá trị di sản văn hóa nâng cao tinh thần tự giác, thực hiện hành vi văn minh, lịch sự nơi công cộng theo đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Hướng dẫn nhân dân trong việc cài, dắt, đặt, giải tiền đặt lễ, tiền giọt dầu, tiền công đức đúng nơi quy định, không gây phản cảm, chủ động phòng ngừa các hoạt động mê tín dị đoan tại chùa.

Cùng với đó, Đoàn giám sát đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện đúng quy định về không tiếp nhận công đức các linh vật lạ, không sử dụng các sản phẩm biểu tượng, linh vật ngoại lai không phù hợp tại di tích. Thực hiện đúng quy định về việc không tổ chức các hình thức mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn tại di tích. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chống trộm cắp tại nơi thờ tự, bói toán, xóc thẻ, móc túi, các văn hóa phẩm (sách) có nội dung bói toán.

Đoàn giám sát cũng đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện nghiêm Thông tư 04/2023/TT- BTC về việc hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định pháp luật hiện hành.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.