Đấu giá sầu riêng tại Đắk Lắk: 'Nữ hoàng sầu riêng Ri6' được trả tới 1,4 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Nữ hoàng sầu riêng Ri6” được trả mức giá cao nhất là 1,4 tỷ đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) và các đơn vị đồng hành chốt giá thành công.
Công ty Cổ phần tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đến từ tỉnh Bến Tre đấu giá thành công “Nữ hoàng sầu riêng Ri6” với giá cao nhất là 1 tỷ 400 triệu đồng. (Ảnh: Tuấn Anh/ TTXVN)

Công ty Cổ phần tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đến từ tỉnh Bến Tre đấu giá thành công “Nữ hoàng sầu riêng Ri6” với giá cao nhất là 1 tỷ 400 triệu đồng. (Ảnh: Tuấn Anh/ TTXVN)

Ngày 1/9, Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình đấu giá ba quả “nữ hoàng sầu riêng” nhằm mục đích tôn vinh người nông dân đã trồng ra được những quả sầu riêng đạt chất lượng cao.

Chương trình diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia.

Ba quả “nữ hoàng sầu riêng” gồm: “nữ hoàng sầu riêng cổ”, “nữ hoàng sầu riêng Dona” và “nữ hoàng sầu riêng Ri6.”

Đây là 3 quả sầu riêng đẹp nhất, chất lượng nhất được chọn từ 32 vườn sầu riêng đạt giải tại Hội thi Nông dân sản xuất sầu riêng giỏi - một hoạt động chính của Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2, năm 2024 để đem ra đấu giá.

Giá khởi điểm được đưa ra từ 60 - 70 triệu đồng/quả, chốt giá thành công từ 350 triệu đồng đến 1,4 tỷ đồng; trong đó, “Nữ hoàng sầu riêng Ri6” được trả mức giá cao nhất là 1,4 tỷ đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) và các đơn vị đồng hành chốt giá thành công.

“Nữ hoàng sầu riêng Dona” được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trái cây Hồng Sang (tỉnh Tiền Giang) chốt giá thành công ở mức 900 triệu đồng; “nữ hoàng sầu riêng cổ” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn EKCORP (thành phố Hồ Chí Minh) chốt giá thành công ở mức 350 triệu đồng.

Ban Tổ chức cho biết những người trúng đấu giá sẽ nhận được quả sầu riêng tươi để về thưởng thức và thêm quả sầu riêng mạ vàng 24k trị giá 50 triệu đồng/quả về trưng bày.

Số tiền trúng đấu giá sẽ được Ban Tổ chức dùng để thực hiện công tác an sinh xã hội, đầu tư kiến thức trồng và chăm sóc cây sầu riêng cho nông dân; tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức, tư duy của hội viên nông dân về phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững nói chung và phát triển hệ sinh thái sầu riêng Krông Pắc bền vững nói riêng.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cho biết quả sầu riêng Ri6 là niềm tự hào và là giống sầu riêng chính thức của Việt Nam, đang được xuất khẩu đi nhiều nước, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Sản phẩm sầu riêng Ri6 có vị ngọt đậm, thơm nồng.

Người châu Á đang dần chuyển sang khẩu vị dùng sầu riêng Ri6. Do đó, bà Ngô Tường Vy hy vọng, thông qua hoạt động đấu giá sẽ góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm sầu riêng Ri6, tôn vinh sản phẩm sầu riêng đáng tự hào của Việt Nam.

Sau khi đấu giá thành công, đơn vị sẽ tặng quả sầu riêng mạ vàng Ri6 cho gia đình ông Sáu Ri, “cha đẻ” của giống sầu riêng này.

Trước đó, trong khuôn khổ Lễ hội Sầu riêng lần thứ 2, năm 2024, Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc tổ chức Hội thi Nông dân sản xuất sầu riêng giỏi. Hội thi thu hút 32 chủ vườn và 11 đội gõ sầu riêng đến từ các xã, thị trấn của huyện Krông Pắc tham gia, trải qua ba phần thi: vườn sầu riêng có năng suất chất lượng; bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng và nữ hoàng sầu riêng.

Các đội có 6 phút để gõ (dụng cụ bằng dao) và phân loại quả sầu riêng (loại A, B, C) theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau phần thi gõ, mỗi đội chọn ra hai quả sầu riêng hoàn hảo nhất (1 quả Ri6, 1 quả Dona) trong số những quả sầu riêng dự thi để thuyết trình.

Ban Giám khảo chấm theo các tiêu chí như: hình thức bên ngoài, độ tròn đều tổng thể; độ đều của các hộc; số hộc của quả; độ đều của gai; màu sắc cuống, vỏ, gai; không nhiễm nấm, sâu bệnh và phần thuyết trình giới thiệu để chọn ra ba “nữ hoàng sầu riêng.”

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc Y Djoang Niê, Hội thi Nông dân sản xuất sầu riêng giỏi với các phần thi (vườn sầu riêng có năng suất chất lượng, bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng, nữ hoàng sầu riêng) nhằm tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.

Thông qua hội thi, người dân trồng sầu riêng có động lực trồng và chăm sóc cây sầu riêng ngày càng năng suất, chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng.

Theo Hoài Thu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu

Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu

(GLO)- Tỉnh Gia Lai có diện tích cà phê lớn, song phần lớn sản lượng xuất khẩu dưới dạng nhân thô, giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, doanh nghiệp của tỉnh đang từng bước đầu tư, đẩy mạnh chế biến cà phê rang xay, hòa tan và đặc sản để đưa thương hiệu cà phê Gia Lai vươn xa.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null