Đào tạo chiến lược sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Ngày 19-4, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai phối hợp với Tổ chức WIPO, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức khoá đào tạo thực tiễn Chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho các nhà sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Tham gia lớp có hơn 70 học viên là các nhà sản xuất cà phê của tỉnh đại diện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.
Quang cảnh lớp đào tạo thực tiễn chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho các nhà sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh lớp đào tạo thực tiễn chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho các nhà sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, trong 2 ngày (19 và 20-4), học viên được các chuyên gia hướng dẫn thực hành về sở hữu trí tuệ, phương pháp bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, tập trung vào cách thức xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị… Cụ thể, đại diện Công ty TNHH Vĩnh Hiệp trình bày chuyên đề “Cái nhìn tổng quát về hành trình của Cà phê Gia Lai”; đại diện Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN trình bày chuyên đề “Chiến lược quản lý tài sản trí tuệ-những điều bạn cần biết”; đại diện TikTok Shop Team trình bày về chuyên đề “Chương trình ươm tạo thương mại điện tử xã hội” và “Làm chủ sự hiện diện của cà phê Gia Lai trên mạng xã hội thương mại điện tử”; đại diện WIPO và công ty TikTok Việt Nam chia sẻ các nhiệm vụ tiếp theo sẽ được thực hiện bởi các nhà sản xuất chỉ dẫn địa lý cà phê Gia Lai tham gia. Các kế hoạch tiếp theo cho chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị sẽ được xác định.

Các học viên tham gia lớp đào tạo thực tiễn chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho các nhà sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Các học viên tham gia lớp đào tạo thực tiễn chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho các nhà sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, các học viên được đi tham quan thực tế tại trang trại cà phê tiêu biểu của tỉnh, gồm: Vĩnh Hiệp Farm (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê); Mori Farm (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông); Tropical Farm (xã Gào, TP. Pleiku).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.