Đánh giá giữa kỳ Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 26-7, Ban Quản lý Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và đánh giá giữa kỳ sau 3 năm triển khai dự án.

Ảnh: Đinh Yến
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Báo cáo tại hội nghị đánh giá: Từ cuối năm 2014, Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai do Ngân hàng Thế giới tài trợ với mức vốn 27 triệu USD, là dự án ODA lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh. Tại Gia Lai, từ 2014 đến 2019, Dự án triển khai tại 217 thôn, làng của 25 xã nghèo nhất của 5 huyện: Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang. Đến thời điểm này, Dự án triển khai được nửa chặng đường, đánh giá giữa kỳ để phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại để tìm ra giải pháp, tiếp tục thực hiện đự án đạt hiệu quả hơn.

Sau 3 năm triển khai, Dự án đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, hiệu quả nhất là khâu giải ngân. Nếu năm 2015 dự án tỉnh Gia Lai chỉ giải ngân được gần 20 tỷ vốn ODA thì năm 2016 giải ngân được 85 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2017 là 60 tỷ đồng. Ở Hợp phần 1-Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn, làng và Hợp phần 3-Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối, đến nay đã thực hiện và đưa vào sử dụng 60 công trình cơ sở hạ tầng cấp thôn làng, 10 công trình cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện (chủ yếu là các công trình giao thông và thủy lợi). Ở Hợp phần II-Phát triển sinh kế bền vững đã thực hiện được 450 nhóm, trong đó 152 nhóm An ninh lương thực-Dinh dưỡng, 295 nhóm đa dạng hóa sinh kế, 1 tiểu dự án (gồm 3 nhóm) liên kết thị trường.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Ban Quản lý Dự án, nhấn mạnh: Dự  án này có cách thức tiếp cận mới trong vấn đề xóa đói giảm nghèo-theo định hướng của cộng đồng và quan tâm nhiều đến việc giải quyết việc làm cho bà con dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, giúp bà con địa phương cải thiện thu nhập và từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao năng lực để xóa nghèo bền vững. Vì vậy, công tác tuyền thông để giúp bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm được chú trọng. Cùng với đó, để 4 hợp phần của Dự án tiếp tục đạt được kế hoạch đề ra, trong những tháng còn lại của năm 2017, Dự án tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các hợp phần, rà soát, đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được để đề xuất với Ban Điều phối Trung ương và Ngân hàng Thế giới để có những giải pháp triển khai tốt nhất. Đồng thời, Ban Quản lý tập trung xây dựng kế hoạch 18 tháng còn lại thiết thực nhất để bảo đảm sử dụng kinh phí được phân bổ hiệu quả nhất.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).