Dân làng Đê Kjêng chung tay “giữ hồn” nhà rông truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mong muốn bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, dân làng Đê Kjêng (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã góp công, góp sức chung tay xây dựng nhà rông theo lối nguyên bản.
Nhà rông truyền thống làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H
Nhà rông truyền thống làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Chúng tôi đến làng Đê Kjêng vào dịp cuối năm. Chỉ tay về phía ngôi nhà rông nằm sừng sững, uy nghi trên một triền đồi tương đối bằng phẳng, xung quanh là hàng cây xanh thoáng mát. Già làng Hyêk cho biết: Trước đây, nhà rông này được xây dựng với mái tôn, trụ bê tông nên mất dần bản sắc truyền thống.

Năm 2018, dựa theo nguyện vọng của người dân mong muốn phục dựng nhà rông nguyên bản truyền thống với kết cấu bằng nguyên liệu tự nhiên. Vì vậy, làng đã tổ chức họp bàn và thống nhất thành lập 7 tổ xây dựng (25-40 hộ/tổ) thay phiên nhau lên rừng tìm kiếm cây gỗ, cỏ tranh, tre, dây mây... Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu, các già làng trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn dân làng xây dựng để đảm bảo tính thẩm mỹ theo kiến trúc truyền thống. Với sự quyết tâm, đoàn kết của người dân cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến đầu năm 2019, ngôi nhà rông làng Đê Kjêng được xây dựng xong với tổng kinh phí quy ra tiền hơn 400 triệu đồng.

Ngôi nhà rông làng Đê Kjêng có chiều ngang 4 m, dài 8 m và cao khoảng 12 m, kết cấu tường, sàn được lót bằng tre, nứa già; mái lợp tranh, trụ gỗ… đảm bảo đúng bản sắc văn hóa của người Bahnar. Bên trong nhà rông được trưng bày các thành tích của làng và cất giữ các đồ đạc truyền thống, như: gùi, đàn tơ rưng, nỏ... Phía trước nhà rông được lắp đặt các tượng người, con vật rất độc đáo do các nghệ nhân trong làng tự đục đẽo.

Phía trước nhà rông được bày trí tượng người được tạc bằng gỗ. Ảnh: R.H
Phía trước nhà rông được bày trí tượng người được tạc bằng gỗ. Ảnh: R.H

“Nhà rông không chỉ là nơi diễn ra lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân làng mà còn triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, ngày khánh thành đưa nhà rông vào sử dụng, làng tổ chức lễ mừng và mời cán bộ địa phương, các làng lân cận đến chung vui, đánh chiêng, múa xoang, ăn uống tưng bừng"-già làng Hyêk nhớ lại.

Già làng Hyêk diễn tấu đàn tơ rưng trong nhà rông của làng.Ảnh: R.H
Già làng Hyêk diễn tấu đàn tơ rưng trong nhà rông của làng.Ảnh: R.H

Trò chuyện với chúng tôi, ông Khih-Trưởng thôn Đê Kjêng cho biết: Làng Đê Kjêng có 230 hộ với 1.010 khẩu với 100% là người Bahnar, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện, làng có 2 nhà rông, gồm: nhà rông xây dựng mái tôn và nhà rông nguyên bản truyền thống. Nhà rông là bộ mặt của làng, vì vậy, mọi người thường xuyên căn dặn, nhắc nhở nhau phải trông coi, quản lý cẩn thận.

“Hàng ngày, chúng tôi phân công người dân bảo vệ, phòng ngừa cháy nổ tại nhà rông. Không chỉ phục dựng nhà rông truyền thống, dân làng còn duy trì nghề đan lát, tạc tượng và bảo tồn cồng chiêng”-ông Khih bày tỏ.

Bên trong nhà rông làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Bên trong nhà rông làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Trao đổi với P.V, ông Hyư-Phó Chủ tịch UBND xã Ayun-thông tin: Hiện, xã Ayun có 9 thôn, làng với 5 nhà rông. Trải qua thời gian, mưa gió nhà rông làng Đê Kjêng đang bị xuống cấp. Vì vậy, người dân mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ kinh phí duy tu, sửa chữa.

“Ngoài quản lý các nhà rông, xã còn quản lý nhà văn hóa của các thôn, làng để đảm bảo cho người dân tổ chức sinh hoạt, hội họp. Mong muốn của xã là cấp trên tạo kinh phí để sửa chữa lại nhà rông Đê Kjêng cho đảm bảo, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ở địa phương”-ônh Hyư nói.

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.