Dân làng Jrăng Krăi cúng nhà rông mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 6 và 7-5, dân làng Jrăng Krăi (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vui mừng làm lễ cúng nhà rông mới. Lễ cúng có ý nghĩa cảm tạ và mong các thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an khi về sinh hoạt trong ngôi nhà rông mới.

Làng Jrăng Krăi hiện có 786 nhân khẩu, 199 hộ, trong đó đồng bào Jrai chiếm 95%. Tháng 3-2023, nhà rông làng Jrăng Krăi được khởi công. Đối với người Jrai, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, lễ hội của cả cộng đồng mà còn là chốn linh thiêng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh. Đây cũng là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng.

Nhà rông văn hóa jrăng Krăi-nơi diễn ra lễ hội cúng nhà rông mới. Ảnh: Đức Thụy
Nhà rông văn hóa jrăng Krăi-nơi diễn ra lễ hội cúng nhà rông mới. Ảnh: Đức Thụy

Dưới sự chung tay góp sức của dân làng, đến nay, nhà rông làng Jrăng Krăi đã đi vào sử dụng. Vì vậy, dân làng phấn khởi, cùng nhau quyên góp các vật cúng để thực hiện nghi lễ truyền thống cúng nhà rông mới.

Già làng, người uy tín trong làng cùng nhau dựng cây nêu mới trước nhà rông. Ảnh: Đức Thụy
Già làng, người uy tín trong làng cùng nhau dựng cây nêu mới trước nhà rông. Ảnh: Đức Thụy

Trong ánh nắng chiều rực rỡ, già làng Rơ Lan Chanh cùng các cộng sự thực hiện từng bước của nghi lễ. Đầu tiên, già làng cùng cộng sự tiến hành dựng cây nêu để thần linh trú ngụ và hưởng vật hiến tế. Tiếp đến, đám trai tráng trong làng dẫn con trâu dẫn đến cột trước cây nêu nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với Yàng.

Thanh niên trong làng chuẩn bị lễ vật hiến tế cho lễ cúng nhà rông. Ảnh: Đức Thụy
Thanh niên trong làng chuẩn bị lễ vật hiến tế cho lễ cúng nhà rông. Ảnh: Đức Thụy

Lúc này, thầy cúng cầu xin Yàng tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ tốt tươi. Sau đó, dân làng thực hiện các bước giã gạo, nấu cơm lam… Mỗi phần nghi lễ đều thể hiện mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sức khỏe dồi dào, đoàn kết và những điều tốt đẹp cho dân làng.

Ông Rơ Lan Chanh thực hiện nghi thức cúng cây nêu trước nhà rông. Ảnh: Đức Thụy
Ông Rơ Lan Chanh thực hiện nghi thức cúng cây nêu trước nhà rông. Ảnh: Đức Thụy

Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Lễ cúng nhà rông mới là một trong những nghi lễ truyền thống đặc sắc mà cộng đồng người Jrai ở huyện Ia Grai vẫn còn gìn giữ và lưu truyền. Đây là cơ sở để địa phương xây dựng “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội”, góp phần phát triển bền vững văn hóa các DTTS trên địa bàn. Lễ cúng cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống địa phương.

Bà con trong làng cùng tham gia lễ cúng cầu mong thần linh sẽ phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an. Ảnh: Đức Thụy

Bà con trong làng cùng tham gia lễ cúng cầu mong thần linh sẽ phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an. Ảnh: Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.