Đảm bảo tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến; trong đó, đặt mục tiêu đảm bảo tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể, gồm: 100% thủ tục hành chính (TTHC) được công bố, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; tích hợp, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, đảm bảo thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng.

Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Cùng với đó, 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình, một phần; 100% các DVCTT cấp tỉnh, huyện, xã có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến; tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia) đối với các hồ sơ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính đạt tối thiểu 30%.

Đồng thời, 100% DVCTT được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Triển khai thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến so với tổng số hồ sơ phát sinh (bao gồm trực tuyến và trực tiếp) của các TTHC đã được triển khai DVCTT cho các sở, ban, ngành, địa phương giai đoạn 2022-2025 theo chỉ đạo của UBND tỉnh cụ thể: năm 2023, đạt tối thiểu 60%; năm 2024, đạt tối thiểu 70%, năm 2025, đạt tối thiểu 80%.

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp thuận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

Đảm bảo tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh; 100% Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng tải các tin bài tuyên truyền, hướng dẫn, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT.

Kế hoạch đề ra 2 nhóm nhiệm vụ để triển khai thực hiện gồm: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

Tại kế hoạch, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu, chất lượng nội dung kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.