Đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh bán trú sau dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bữa ăn cho học sinh bán trú phải đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng luôn được các trường học trên địa bàn TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai quan tâm. Đặc biệt, trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, công tác này càng được các trường học thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.
 
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku, toàn thành phố hiện có 56 cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn bán trú cho gần 19 nghìn học sinh khối tiểu học và mầm non. Tại trường Mầm non Trà Mi, phường Thống Nhất, TP.Pleiku, trước khi ăn trưa, các cháu được cô giáo hướng dẫn ngồi ngay ngắn theo đúng quy định.
 
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu hiện có 18 lớp với 756 học sinh khối lớp 1,2,3 học bán trú. Cô Đồng Thị Thanh Hải-Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường đã đầu tư bếp ăn bán trú, hệ thống bếp ăn, nhà ăn, bếp nấu, khu chế biến và các trang thiết bị theo đúng quy chuẩn”. 
 
Khu bếp của nhà trường được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, chia thành 3 khu riêng biệt là chế biến thực phẩm tươi sống, nấu ăn, để thức ăn chín; các đồ dùng gồm bếp gas công nghiệp, máy lọc nước, tủ lưu mẫu thực phẩm… được sắp xếp gọn gàng, thuận tiện. 
 
Tủ đựng chén được sấy khô, tiệt trùng chén đũa trước khi đưa đến từng lớp để học sinh sử dụng.
 
Tại Trường tiểu học Chu Văn An-TP. Pleiku, các loại thực phẩm như rau, quả ăn sống được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; nấu chín hoàn toàn thức ăn; không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín; giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến bếp luôn khô ráo, sạch sẽ- Cô Nguyễn Thị Tình, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An cho hay.
 
Nguồn thực phẩm nhập vào và truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi tiếp nhận đều được ghi vào sổ theo dõi trong sự giám sát của Ban giám hiệu và nhà bếp.
 
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An xếp hàng đi rửa tay sạch sẽ trước khi ngồi vào bàn ăn. 
 
Sau khi được phân khẩu phần ăn cho từng lớp, cô giáo chủ nhiệm sẽ nhận kiểm tra và phân khẩu phần ăn cho từng học sinh. 
 
Mỗi suất ăn theo thực đơn do nhà trường đưa ra thống nhất từng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho từng học sinh.
 
Bà Phạm Thị Kim Thoa-Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku cho biết: “Từng trường học bảo đảm thực hiện đúng điều kiện về vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; đồng thời tổ chức nhiều đợt kiểm tra nhằm răn đe, nhắc nhở. Do đó, nhiều năm liền, các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú không để xảy ra ngộ độc thực phẩm”.
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.