Đak Pơ: Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày (29 và 30-11), tại Quảng trường 24-6, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

img-0827.jpg
Hội chợ có 24 gian hàng của các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ có 24 gian hàng của các xã, thị trấn và một số doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài huyện Đak Pơ. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu những loại nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, OCOP và sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của từng địa phương.

Hội chợ diễn ra với nhiều hoạt động: Trao đổi hàng hoá, ẩm thực, giao lưu văn hoá, văn nghệ, biểu diễn cồng chiêng, múa sạp, trò chơi dân gian mang bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ngoài ra, tại hội chợ còn có đội ngũ y tế tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho người dân và cắt tóc miễn phí…

img-0828.jpg
Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi diễn ra trong 2 ngày 29 và 30-11 tại Quảng trường 24-6 của huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Hội chợ là dịp để hội viên, nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại.

Hội chợ là dịp để các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao vai trò, nhận thức của người dân, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với việc tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).