Đặc sản chả cá thác lác sông Sê San

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thị trấn Ia Ly (huyện Chư Pah, Gia Lai) nằm ngay bên dòng sông Sê San, nơi không chỉ đem lại lợi ích về điện năng, du lịch mà còn cung cấp nhiều loại cá ngon, quý như cá lăng, anh vũ, thác lác, chốt, chép, trôi... Đặc biệt, tận dụng nguồn cá thác lác dồi dào, các hộ dân nơi đây đã chế biến thành đặc sản địa phương.
 Sản phẩm chả cá thác lác được đóng gói vận chuyển trong và ngoài tỉnh. Ảnh: N.T
Sản phẩm chả cá thác lác được đóng gói vận chuyển trong và ngoài tỉnh. Ảnh: N.T
Đã thành thông lệ, mỗi sáng sớm, bà Nguyễn Thị Bộ (thôn Ia Lâm, thị trấn Ia Ly) lại cùng chồng bơi xuồng đi thu hoạch cá thác lác do gia đình đánh bắt, đồng thời thu mua thêm cá của người dân xung quanh. Vào mùa cá rộ (từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm), gia đình bà Bộ thu mua cả trăm ký cá mỗi ngày, còn tháng mưa dầm thì chỉ khoảng 50-70 kg/ngày để làm chả cá thác lác. Theo nghề đã được 17 năm nên bà Bộ nắm rõ bí quyết để làm ra món chả cá tươi ngon. Chả cá thác lác của bà được khách hàng gần xa biết đến, xuất hiện tại nhiều nhà hàng trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... Bà Bộ chia sẻ: “Quy trình làm chả cá thác lác thủ công rất công phu. Muốn chả cá ngon thì phải mua cá ngay sau khi đánh bắt rồi xử lý ướp đá từ 10-20 tiếng đồng hồ để dễ nạo thịt và lọc hết xương, đồng thời đảm bảo độ dai, thơm khi chế biến món ăn”.
Với bà Nguyễn Thị Vũ (thôn Ia Ping, thị trấn Ia Ly), nghề làm chả cá thác lác cũng đã gắn liền với bà gần 20 năm qua. Nhận thấy nguồn cá dồi dào trên sông Sê San, bà Vũ đã học cách làm chả cá từ người em trai. Bà Vũ bộc bạch: “Nghề làm chả cá khá vất vả, từ khâu tuyển chọn cá đẹp, đều, vảy sáng, mắt trong rồi gia công, làm sạch, rạch, nạo cá. Nếu không tỉ mỉ thì cá sẽ lẫn xương; bảo quản không đảm bảo nhiệt độ, thời gian thì cá sẽ ươn, không cho vị thơm ngon và độ dai đặc trưng. Trung bình mỗi ngày tôi làm được 25 kg chả cá nhưng nhiều khi không đủ cung cấp cho khách hàng”.
Chính vì sự tỉ mỉ trong cách chọn cá, ướp cá... mà chả cá thác lác thị trấn Ia Ly có vị thơm ngon đặc trưng, dai ngọt, béo ngậy tự nhiên, không lẫn với bất kỳ loại chả cá nào khác. Chả cá thác lác được chế biến với nhiều loại gia vị như hành, tỏi, thì là, đường, muối, tiêu hoặc thêm ít thịt heo... Sau khi phối trộn nguyên liệu xong, cá được chiên ngập trong dầu nóng. Miếng chả vàng ruộm dậy mùi thơm ngậy, chấm với nước mắm ngon tạo nên món ăn rất hấp dẫn. Ngoài ra, chả cá thác lác còn có nhiều cách chế biến khác nhau như: khổ qua cá thác lác, lẩu cá thác lác chua cay kèm với nấm kim châm, nấm bào ngư...
Ông Nguyễn Thanh Vương-Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly-cho biết: “Thị trấn Ia Ly được dòng sông Sê San ưu đãi, cung cấp loại cá thác lác rất ngon nên đặc sản chả cá thác lác được nhiều người biết đến. Tại thị trấn Ia Ly hiện có 6 hộ làm chả cá với quy mô nhỏ lẻ. Sắp tới, chúng tôi sẽ đưa các hộ vào sản xuất tập trung, khuyến khích họ vay vốn để phát triển sản xuất nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu chả cá thác lác Ia Ly, mở rộng thị trường tiêu thụ”. 
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.