Đà Nẵng: Bay flycam tìm kiếm học sinh mất tích khi tắm biển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

 Hai học sinh tại Đà Nẵng đi tắm biển thì đuối nước, có một em may mắn được cứu sống.

Sáng 11-11, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng triển khai phương tiện, khẩn trương tìm kiếm một học sinh bị mất tích do đuối nước tại bãi tắm Sao Biển (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Tìm kiếm tung tích học sinh 14 tuổi mất tích khi tắm biển ở Đà Nẵng
Tìm kiếm tung tích học sinh 14 tuổi mất tích khi tắm biển ở Đà Nẵng

Trước đó, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 10-11, tại bãi tắm Sao Biển, người dân phát hiện có 2 người tắm biển bị đuối nước.

Lực lượng cứu nạn bờ biển TP Đà Nẵng cùng người dân đã khẩn trương ứng cứu, tìm cách đưa 2 người vào bờ.

Kết quả, lực lượng đã cứu nạn thành công em P.Đ.M (SN 2010, học sinh, trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Còn em Đ.V.K.D (SN 2010, học sinh, trú tại đường Nguyễn Nhàn, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) vẫn đang mất tích.

Tình nguyện viên hỗ trợ flycam để tìm kiếm tung tích nạn nhân
Tình nguyện viên hỗ trợ flycam để tìm kiếm tung tích nạn nhân

Theo đại úy Nguyễn Bình Minh, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Non Nước (BĐBP TP Đà Nẵng), sau khi nhận tin báo, từ chiều 10-11 đến sáng 11-11, đơn vị đã triển khai 40 lượt cán bộ chiến sĩ cùng mô tô nước, canô khẩn trương tìm kiếm người mất tích.

Nhưng do thời tiết có gió lớn, sóng to nên công tác phối hợp cứu nạn diễn ra khó khăn, đến 11 giờ sáng 11-11 vẫn chưa tìm được người mất tích.

Anh Phạm Quang Vũ, thành viên Đội SOS Đà Nẵng, cho biết Đội SOS Đà Nẵng và SOS Quảng Nam đã tham gia phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

Đội đã sử dụng 2 Flycam để tìm kiếm khu vực 5 km2 xung quanh bãi tắm Sao Biển, hiện đang huy động thêm Flycam nhưng điều kiện thời tiết bất lợi với gió lớn, gặp nhiều khó khăn.

Theo chính quyền địa phương, những ngày qua, do biển động, sóng lớn nên bãi tắm Sao Biển đã được cắm biển cấm tắm và thường xuyên nhắc nhở người dân, du khách không được tắm.

Tuy nhiên, vẫn có một số người dân xuống tắm biển, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân, du khách không tắm biển ở những khu vực cấm và tuân thủ theo hướng dẫn của lực lượng cứu nạn bờ biển.

Theo HẢI ĐỊNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.