Công ty Bình Dương chăm lo "trụ cột" của thôn, làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công ty Bình Dương (Binh đoàn 15) thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn 13 thôn, làng thuộc hai huyện Chư Prông và Đức Cơ (Gia Lai). Đây là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn, đồng bào phần lớn là người dân tộc Gia Rai.

Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn, những năm qua, Đảng ủy, Ban giám đốc công ty thường xuyên quan tâm, phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng.

Ông Rơ Châm Bái có gần 10 năm làm Trưởng thôn Blu (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông), công việc mà người ta vẫn thường gọi là “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thế nhưng ông chưa bao giờ nề hà. Ông Bái luôn tâm niệm, để dân hiểu, dân tin và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì bản thân mình phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, phong trào ở địa phương. Trước hết là công tác xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, ổn định cuộc sống lâu dài cho bà con. Ông Bái đã cùng với lãnh đạo Công ty Bình Dương “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động người dân vào làm công nhân cho đơn vị; hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình; xóa bỏ hủ tục lạc hậu, không tổ chức lễ cưới, đám tang lâu ngày tốn kém...

 

Ông Rơ Châm Bái (ngoài cùng, bên trái) cùng cán bộ Công ty Bình Dương trò chuyện với người dân thôn Blu, xã Ia Tôr (Chư Prông, Gia Lai).
Ông Rơ Châm Bái (ngoài cùng, bên trái) cùng cán bộ Công ty Bình Dương trò chuyện với người dân thôn Blu, xã Ia Tôr (Chư Prông, Gia Lai).


Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông sạch, đẹp đến tham quan nhà văn hóa của thôn, ông Rơ Châm Bái vui mừng cho biết: Thôn Blu có được bộ mặt khang trang như ngày nay, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, quân đội thì đều từ sức dân mà ra. Với phương châm “Cả thôn chung sức xây dựng nông thôn mới”, chi bộ, ban cán sự thôn đã huy động cán bộ, đảng viên và nhân dân, ai có của góp của, ai có công góp công để xây dựng quê hương. Hiện nay, đời sống nhân dân trong thôn được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,62%, nhiều hộ đã làm được nhà kiên cố, mua sắm các vật dụng gia đình, môi trường trong thôn luôn được giữ gìn xanh, sạch, đẹp.

Còn già làng Rơ Châm Mít, ở làng Hle-Ngo (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông) lại chú trọng tuyên truyền, giáo dục bà con chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Trong đó, người lớn tuổi gương mẫu để con cháu làm theo. Già làng Rơ Châm Mít cùng với ban cán sự làng xây dựng hương ước, quy ước của làng, ai vi phạm sẽ bị kiểm điểm trước dân. Nhờ đó, trong nhiều năm qua, làng Hle-Ngo không có người vi phạm pháp luật, an ninh trật tự luôn ổn định, được công nhận làng văn hóa cấp huyện; tình làng, nghĩa xóm gắn bó bền chặt, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Trên địa bàn Công ty Bình Dương đứng chân có 32 già làng, trưởng thôn, người có uy tín. Đây là những người có kiến thức, kinh nghiệm, cống hiến trong cộng đồng, “trụ cột” trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở thôn, làng. Đảng ủy, Ban giám đốc Công ty Bình Dương luôn xác định phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín là một “mắt xích”, giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, phát triển kinh tế và kỹ năng tuyên truyền cho già làng, trưởng thôn, người có uy tín; thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà, động viên để già làng, trưởng thôn, người có uy tín phấn khởi, yên tâm cống hiến cho cộng đồng...  

Trong xây dựng địa bàn, Công ty Bình Dương đã động viên, hướng dẫn các già làng, trưởng thôn, người có uy tín thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân và các vấn đề mới nảy sinh. Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, dòng tộc, gia đình thực hiện hiệu quả các phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đấu tranh, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, chiêu trò thâm độc của thế lực thù địch, phản động hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thượng tá Lưu Văn Đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công ty Bình Dương, khẳng định: “Nếu phát huy được vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng thì những vấn đề về an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản sẽ được giải quyết triệt để từ thôn, làng; tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân cũng sẽ được củng cố, tăng cường; tạo cơ sở, tiền đề cho công ty hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.


 

https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/cong-ty-binh-duong-cham-lo-tru-cot-cua-thon-lang-653008

Bài và ảnh: ANH SƠN - NGUYỄN PHONG
(Dẫn nguồn qdnd)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.