Công bố thêm 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuẩn cấp quốc gia OCOP 5 sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt tiêu chí cấp quốc gia OCOP 5 sao do Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương thực hiện.
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ngày 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) 5 sao của 12 doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, đến nay đã đã có 42 sản phẩm OCOP 5 sao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Việc đánh giá sản phẩm dựa theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm; hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70-89 điểm; hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50-69 điểm; hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30-49 điểm; hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm.

Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao do Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương thực hiện.

Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; đồng thời, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến tháng 7/2023, đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao (được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận).

Cả nước có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm.

Danh sách 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao vừa được công bố:

Công ty TNHH Trà Vinh FARM có 2 sản phẩm: Mật hoa dừa, đường hoa dừa.

Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè có sản phẩm dừa sáp sợi (VICOSAP).

Công ty Cổ phần thương mại Khải Hoàn có 3 sản phẩm: Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 38 độ đạm, ước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 40 độ đạm, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 43 độ đạm.

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc có 3 sản phẩm: Nước mắm Thanh Quốc 443 độ đạm, nước mắm Thanh Quốc 40 độ đạm, nước mắm Thanh Quốc 35 độ đạm.

Công ty Cổ phần Hà Mỵ có 3 sản phẩm: Hạt điều rang muối, hạt điều rang không muối, hạt điều nhân trắng.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xuất nhập khẩu Quy Hoa có sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa.

Công ty TNHH chè Hoài Trung có sản phẩm Chè Đinh cao cấp Hoài Trung.

Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á có 4 sản phẩm: Kẹo dừa ca cao, kẹo dừa sầu riêng lá dừa, kẹo dừa gừng, kẹo dừa sầu riêng.

Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp có sản phẩm hạt sen sấy.

Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh có bộ sản phẩm gốm men suối ngọc (10 sản phẩm).

Công ty TNHH Đức Phong có sản phẩm nhóm đèn lồng treo mây tre đan (5 sản phẩm).

Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.