Có nên điều chỉnh giờ học khi nắng nóng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những ngày gần đây, vùng Nam bộ, Trung Trung bộ bước vào đợt nắng nóng khắc nghiệt khi nhiệt độ thường ở mức từ 36-38 độ C, thậm chí có lúc 40 độ C. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhiều trường đã điều chỉnh kế hoạch dạy học, động ngoại khóa...

Nhiều giải pháp bảo vệ học sinh trước nắng nóng

Một số trường điều chỉnh thời khóa biểu, nhất là đối với môn giáo dục thể chất hay hoạt động ngoài giờ, do nắng nóng nhưng trường chưa có nhà đa năng hay lấp mái che.

Với thời tiết nắng nóng, học sinh dễ hay ngất xỉu, kiệt sức do cơ thể bị mất nước qua mồ hôi. Ngoài ra, việc tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận, đặc biệt là hệ thần kinh.

Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật, thậm chí hôn mê… dễ xảy ra khi thời tiết nắng nóng, học sinh tiếp xúc nhiều với ánh nắng tia cực tím.

Thời tiết nắng nóng, học sinh có nguy cơ bị mệt mỏi, kiệt sức do mất nước qua mồ hôi. Ảnh: NHẬT THỊNH

Thời tiết nắng nóng, học sinh có nguy cơ bị mệt mỏi, kiệt sức do mất nước qua mồ hôi. Ảnh: NHẬT THỊNH

Để giúp làm giảm nhiệt độ nắng nóng, nhà trường đã tăng cường bố trí nước uống đến tận phòng học cho học sinh, không để tình trạng thiếu, hụt nước uống đảm bảo đủ 100% nước uống cho các em.

Các phòng học được sử dụng tối đa quạt trần, quạt treo tường… giúp làm giảm nhiệt độ bớt đi sự nóng nực ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng học tập.

Nhà trường cũng chủ động thay đổi thời khóa biểu chỉ sắp xếp cho học sinh học tiết 1, 2, 3 buổi sáng (từ 7 - 9 giờ); vào buổi chiều chỉ bố trí dạy tiết 4, 5 (từ 15 giờ 30 đến 17 giờ 15).

Trong quá trình tập luyện, thầy cô cũng cho giảm cường độ tập luyện tránh vận động nhiều đảm bảo vừa sức học sinh.

Thầy cô dạy giáo dục thể chất (thể dục) đã được lãnh đạo nhà trường cho phép học sinh được vào học ở những nơi khu vực có bóng mát cây xanh hoặc sắp xếp nhà xe giáo viên gọn lại để các em vào học hay dưới các sảnh dãy phòng, nhằm tránh bớt cái nắng nóng như đổ lửa.

Ngoài ra, một số trường tùy vào điều kiện đã cho dựng mái che di động, dù lớn, lưới lan…để giảm bớt ánh nắng rọi trực tiếp vào học sinh trong lúc tham gia hoạt động ngoại khóa ở sân trường.

Nhiều lớp học còn được lắp thêm rèm cửa sổ, trang trí cây xanh để làm giảm bớt đi cái nắng nóng, đem lại chút diệu mát cho học sinh.

Phụ huynh lẫn học sinh bịt kín để chống nắng nóng. Ảnh: THANH NIÊN

Phụ huynh lẫn học sinh bịt kín để chống nắng nóng. Ảnh: THANH NIÊN

Nhà trường có thể cho học sinh nghỉ học nếu thời tiết quá khắc nghiệt

Với nhiều giải pháp như trên, nhà trường duy trì được hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá khắc nghiệt thì ban giám hiệu cũng nên xin ý kiến chỉ đạo cấp trên cho tạm dừng hoạt động dạy học nhằm đảo bảo sức khỏe học sinh.

Tại khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT nêu rõ giám đốc sở GD-ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Với quy định này, việc quyết định cho phép học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng sẽ do giám đốc sở GD-ĐT của từng địa phương quy định.

Theo quy định của nhiều sở GD-ĐT khu vực phía bắc, nếu trời rét dưới 7 độ C, học sinh các trường THCS, THPT sẽ được nghỉ, học tại nhà.

Thế nhưng cho tới nay, chưa có quy định nào về việc học sinh có thể được nghỉ học do thời tiết nắng nóng.

Rất mong sự quan tâm chỉ đạo của các cấp khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

(GLO)- Lớp tin học văn phòng miễn phí do Trung tâm học tập cộng đồng phường Chi Lăng (TP. Pleiku) phối hợp với Trường THPT Chi Lăng triển khai đã giúp cho các học viên có thêm kỹ năng về tin học để tiếp cận các tiện ích từ môi trường mạng nhằm phục vụ cho cuộc sống.
Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

(GLO)- Đến nay, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nữ sinh lớp 11 tên là P.N.N.H. (Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị nữ sinh lớp 12 là T.T.M.T. (Trường THCS và THPT Y Đôn, huyện Đak Pơ) đâm tử vong vào tối 6-3.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.