Có 6 lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê. 
Theo đó, có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: năng lượng, giao thông-Vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải.
Bên cạnh đó, 1662 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành Công thương, 70 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành Giao thông-Vận tải,104 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành Xây dựng, 76 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công thương, Giao thông-Vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng và UBND cấp tỉnh căn cứ quy định của Luật Bảo vệ môi trường, rà soát danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cập nhật danh mục theo quy định.
Với lĩnh vực năng lượng, khai thác than phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ảnh: baochinhphu.vn
Lĩnh vực năng lượng, khai thác than phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ảnh: baochinhphu.vn
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính chủ động cung cấp thông tin liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát tổng lượng tiêu thụ năng lượng, công suất hoạt động; trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, cập nhật vào danh mục.
Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông-Vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác, thống nhất, công bằng, minh bạch trong việc cập nhật, điều chỉnh danh mục phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển kinh tế, xã hội và tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

null