Chuyện lạ: Học hết lớp 9 nhưng không có trong danh sách của nhà trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một học sinh học hết lớp 9 nhưng được phát hiện không có trong danh sách, học bạ các năm lớp 7,8,9 của nhà trường khiến phụ huynh bức xúc.

Ngày 8-9, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đã nhận được báo cáo của Trường THCS Lạc Long Quân về việc 1 học sinh học hết lớp 9 nhưng không có học bạ và kết quả học tập các lớp 7, 8 và 9.

Trường THCS Lạc Long Quân

Trường THCS Lạc Long Quân

Theo hồ sơ, em Đ.X.H. (SN 2007, ngụ phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột) học lớp 6D, năm học 2019-2020 tại Trường THCS Lạc Long Quân (TP Buôn Ma Thuột). Tuy nhiên, kết quả học tập các lớp 7, 8 và 9 thì không có. Thay vào đó là "Giấy chứng nhận kết quả rèn luyện" cho cả 3 năm do ông Phan Thanh Thủy, Hiệu trưởng, ký.

Theo phản ánh của phụ huynh em H., tháng 7-2019, em nhập học tại Trường THCS Lạc Long Quân đúng tuyến, đúng quy định về độ tuổi. Đến cuối lớp 6, cô giáo chủ nhiệm có báo em H. phải thi lại 2 môn. Khi đó, cha em H. đến gặp ông Thủy xin cho con lên lớp, không phải thi lại.

Lúc này, ông Thủy có nói về làm đơn trình bày hoàn cảnh cháu bị "tự kỷ". Sau đó, ông Thủy đồng ý cho em H. lên lớp 7 học theo dạng "học hòa nhập" và cứ thế học hết lớp 9. Gia đình cũng đóng đầy đủ các khoản, em H. đi học đầy đủ và luôn được thầy cô khen ngoan hiền, lễ phép, bạn yêu mến.

Cũng theo phản ánh của phụ huynh em H, bất ngờ đến cuối 5-2023, khi nhà trường làm lễ tri ân tốt nghiệp thì giáo viên chủ nhiệm báo em H. không có tên trong danh sách xét tốt nghiệp và cũng không có tên trong danh sách nhà trường.

"Tại sao con tôi học từ lớp 6 đến giờ nhà trường không thông báo cho gia đình biết việc H. bị xóa tên khỏi danh sách học sinh của trường? Tại sao bỏ tên con tôi ra khỏi danh sách trường mà vẫn thu tiền học phí và các khoản thu khác? Ngay từ đầu, nếu ông Thủy cương quyết hoặc thông báo cụ thể quy định không thể hoàn thiện hồ sơ học tập cho con tôi thì đã khác" - phụ huynh em H. bức xúc nói.

Trả lời đơn thư của gia đình, ông Phan Thanh Thủy cho rằng năm học 2019 - 2020, gia đình em H. có nộp hồ sơ và trúng tuyển vào lớp 6 tại trường. Kết quả cuối năm học em H. xếp loại học lực kém dẫn đến hạnh kiểm khá, theo quy chế và buộc phải ở lại lớp 6.

Vì thương cháu chậm và không muốn cháu có sự sang chấn tâm lý, gia đình đã làm đơn xin cho con được theo học lớp 7.

Năm lớp 7, lớp 8 và lớp 9, em H. không có tên trong phần mềm SMAS. Kế toán trường có xác nhận thu đầy đủ các khoản các năm học.

Ngày 23-8, trường có nhận đơn của ông Đinh Xuân V. (cha em H.) với mong muốn hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục cho em theo học, kèm theo giấy xác nhận khuyết tật của em.

Trên cơ sở tình trạng khuyết tật của em H. đã được xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền như hiện nay, nhà trường đã thỏa thuận với gia đình cho em học lại từ lớp 7 theo dạng học sinh khuyết tật nhưng gia đình không đồng ý.

"Theo đúng nguyên tắc, trường không thể hoàn thiện hồ sơ cấp học theo nguyện vọng của gia đình" - văn bản do ông Thủy ký khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.