Chuyên gia kinh tế:Trong làm ăn với đối tác TQ,đừng đặt cảm xúc lên đầu!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nói: Việt Nam – Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế rất sâu sắc. “Nhiều nhiều nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang gắn với thị trường Trung Quốc. Khi làm ăn với bất kỳ đối tác nào, cũng cần phải có cái đầu “lạnh”, tỉnh táo”, chuyên gia này nhận xét. 
 
Trước ý kiến cho rằng, chiến tranh thương mại sẽ giúp Việt Nam có thêm động lực để đa dạng kinh tế, bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, ông Võ Trí Thành cho rằng cần nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
Doanh nghiệp cần hơn cái “đầu lạnh”, tỉnh táo
Trao đổi với Dân trí, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động đến nền kinh tế của hai nước mà tác động đến các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc, Mỹ đều là những đối tác quan trọng bậc nhất trong làm ăn kinh tế của Việt Nam.
Về dài hạn, nếu cuộc chiến này tiếp tục leo thang, thì theo ông Thành, dẫn đến suy giảm mạnh tăng trưởng toàn cầu, và thương mại sẽ chịu tác động tiêu cực nhiều hơn. Dự báo của nhiều tổ chức quốc tế vừa qua đều hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới năm 2019 và 2020. Một lý do chủ yếu là cuôc chiến thương mại Mỹ- Trung. Từ đó ảnh hưởng đến cả xuất khẩu vốn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù vậy nhưng ông Thành cho rằng: Việt Nam cần phải bình tĩnh để tận dụng mọi cơ hội bởi vì cuộc chiến này cũng mang lại những tác động tích cực từ việc dịch chuyển về đầu tư, thương mại. Những con số về xuất khẩu một số lĩnh vực và thu hút FDI trong sáu tháng dầu năm 2019 phản ánh điều đó.
Trước ý kiến cho rằng, chiến tranh thương mại sẽ giúp Việt Nam có thêm động lực để đa dạng kinh tế, bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, ông Thành cho rằng cần nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn. Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi không thích dùng từ ‘phụ thuộc’. Thế giới đang tùy thuộc lẫn nhau. Và nếu đơn thuần là câu chuyện làm ăn kinh tế thì quan hệ thương mại nhiều với một thị trường chưa hẳn là điều gì bất thường”.
Trong môi trường mở với thế giới bên ngoài (phần quan trọng được xác định bởi các cam kết quốc tế như các hiệp đinh thương mại tự do), doanh nghiệp họ có quyền lựa chọn, chủ động trong việc hợp tác với ai, chọn thị trường nào. “Chính họ là người hiểu họ cần gì, làm ăn được với ai và làm như thế nào để có được lợi ích tối đa”, ông Thành nói và cho biết không thích lấy sự “yêu, ghét” một cách cảm tính để áp vào các mối quan hệ thương mại, đầu tư.
Ông Thành nói: Việt Nam – Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế rất sâu sắc. “Nhiều nhiều nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang gắn với thị trường Trung Quốc. Khi làm ăn với bất kỳ đối tác nào, cũng cần phải có cái đầu “lạnh”, tỉnh táo. Bảo “ghét” ai nên không hợp tác, không làm ăn với người đó là chưa ổn. Làm việc phải bằng cái đầu, bằng tư duy chứ không chỉ bằng cảm xúc”, ông Thành nhấn mạnh thêm: Trung Quốc là một thị trường lớn. Nếu đơn thuần về kinh tế thì doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới thị trường lớn cả tỷ dân này.
Mặc dù vậy song theo ông Thành, một nền kinh tế muốn phát triển tốt thì cần có sự cân bằng và đa đạng hoá. Khi đa dạng hoá được thị trường, mở rộng được nhiều đối tác thì càng có nhiều cơ hội và sự lựa chọn thích hợp để tối đa hóa lợi ích. Cùng với đó mới giảm thiểu được rủi ro từ các yếu tố liên quan đến thị trường, tỷ giá, dòng chảy tài chính và cả địa - chính trị…. Cách thức hội nhập và ký kết nhiều FTA của Việt Nam chính là để đạt các mục tiêu như vậy.
Vị chuyên gia cũng cho rằng với mỗi đối tác sẽ có những đặc điểm khác nhau. Bài toán đặt ra ở đây cho các doanh nghiệp là họ phải biết mình muốn gì, tính toán được lợi ích cũng như lường được các rủi ro. “Có như vậy mới tối ưu hoá cuộc chơi, lợi nhuận được”, ông Thành nói thêm.
Ông Thành khẳng định, hội nhập, mở cửa là con đường không thể khác nếu muốn phát triển. “Bất kỳ cuộc chơi nào cũng có rủi ro, nhưng anh muốn tiến nhanh, tiến mạnh thì phải chấp nhận. Quan trọng là cách anh làm, cách anh đưa ra chiến lược”, ông Thành nói.
Thâm hụt thương mại với Trung Quốc, có đáng sợ?
TS. Võ Trí Thành cho biết, người ta hay nhắc tới từ “phụ thuộc” khi đề cập tới thâm hụt thương mại rất lớn của Việt Nam với Trung Quốc. Tuy nhiên theo ông Thành, nhìn tổng thể xu thế thâm hụt đang có phần giảm dần, có những thời điểm Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.
Nhìn vào cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc, ông Thành cho biết có 3 nhóm quan trọng, bao gồm: Nhóm hàng tiêu dùng; nhóm hàng trung gian (như phụ tùng, linh kiện,..) và nhóm hàng vốn (thiết bị, máy móc).
Về nhóm hàng tiêu dùng, ông Thành cho biết nếu chỉ tính chính ngạch ( hiện chúng ta vẫn chưa có thống kê số liệu đầy đủ về xuất khẩu qua tiểu ngạch, buôn lậu) thì Việt Nam không phải nhập siêu đáng kể từ Trung Quốc. Cũng trong nhóm hàng này, sự cạnh tranh từ các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng đã tăng lên rất nhiều.
“Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ, trước kia chúng ta mặc rất nhiều quần hàng “made in China”, đâu đâu cũng toàn quần áo Trung Quốc, nhưng giờ người ta chuộng quần áo Việt Nam hơn nhiều”, ông Thành nói.
Nhóm thứ 2 là mặt hàng trung gian đầu vào. Theo ông Thành, đây là nhóm mà Việt Nam nhập siêu nhiều nhất. “Các mặt hàng này VN nhập về để làm xuất khẩu hoặc tạo sản phẩm bán trong nước; các doanh nghiệp FDI cũng nhập khẩu rất nhiều mặt hàng này”. VIệc nhập khẩu chỉ để tạo sản phẩm bán trong nước gây thâm hụt thương mại lớn. Ngay để tạo sản phẩm xuất khẩu thì giá trị gia tăng cũng không cao, ông Thành cho biết.
Nhóm thứ 3 là nhóm hàng thiết bị máy móc. Ông Thành cho biết, nhóm hàng này được doanh nghiệp Việt Nam nhập cũng rất nhiều. Đa phần các mặt hàng này có giá thành rẻ và vẫn được thị trường chấp nhận, phục vụ gia công, chế biến. Bên cạnh đó, chúng cũng theo đầu tư vào (đầu tư FDI từ Trung Quốc hoặc là các dự án Trung Quốc thắng thầu).
Rõ ràng với năng lực chế tạo máy móc, thiết bị còn hạn chế thì đây là nhóm hàng Việt Nam còn nhập siêu lớn, và không chỉ với Trung Quốc. Vấn đề là đầu tư phải gắn với phát triển bền vững; hiệu quả phải nhìn nhận cho cả vòng đời dụ án, tính tới cả tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng.
Muốn cân bằng hơn trong cán cân thương mại, và lớn hơn là câu chuyện phát triển bền vững, hiệu quả lâu dài, ông Thành chia sẻ có 4 yếu tố cần làm tốt, đó là: nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm; phát triển công nghiệp hỗ trợ; đa dạng hoá thị trường gắn với thu hút đầu tư chiến lược, thật sự chú trọng chất lượng FDI; và thực hiện tốt chính sách đấu thầu...
Nguyễn Khánh (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.