Chú trọng phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nội dung chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh tại Chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em (LĐTE) của tỉnh giai đoạn 2017-2020, được ban hành theo Quyết định số 715/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Đối tượng điều chỉnh theo kế hoạch là trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái pháp luật; cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ em, người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề...
 

Tạo điều kiện tốt nhất để mọi trẻ em được học tập và phát triển toàn diện. Ảnh: T.N
Tạo điều kiện tốt nhất để mọi trẻ em được học tập và phát triển toàn diện. Ảnh: T.N

Bên cạnh đó, kế hoạch đã nhấn mạnh nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa giảm thiểu LĐTE, thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE, quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ đối với LĐTE. Đồng thời, lồng ghép việc thực hiện nội dung của kế hoạch trong hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, cải thiện điều kiện và môi trường. Tăng cường hoạt động truyền thông phòng ngừa giảm thiểu LĐTE, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp và cộng tác viên. Thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu LĐTE; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng LĐTE trái quy định pháp luật.

UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với  các sở, ban ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai, hướng dẫn các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp. Đồng thời, chủ động bố trí ngân sách, huy động nguồn nhân lực, gắn với chú trọng kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.